Cập Nhật Tin Tức Thị Trường Giao Dịch Hàng Hóa

B
BacBaPhi
Bình luận: 29Lượt xem: 3,253
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

Tin Tức Thị Trường Đầu Ngày Ngày 05/06 .​
+Quặng sắt giảm sau khi vượt 100 USD/tấn. Giá quặng sắt kỳ hạn trên 2 sàn giao dịch Đại Liên và Singapore giảm trong phiên giao dịch vừa qua sau khi vượt 100 usd/tấn sau khi trước đó do Lo ngại về nguồn cung từ Brazil và lượng tồn trữ ở Trung Quốc giảm đã đẩy giá mặt hàng này liên tục tăng trong những ngày gần đây. Trước đó sàn Đại Liên tăng tỉ lệ kí quỹ khi giá tăng cao.

+ Đồng đi lên do Châu Âu tăng gấp đôi gói kích thích. Giá đồng tăng trong phiên vừa qua, duy trì ở mức cao nhất 2,5 tháng, sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu và Chính phủ Đức công bố các gói kích thích kinh tế lớn và số người thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống.

+ Đậu tương cao nhất gần 2 tháng, lúa mì cũng tăng. Giá đậu tương Mỹ trong phiên giao dịch vừa qua đạt mức cao nhất trong vòng gần 2 tháng, trong khi lúa mì tăng hơn 2% và ngô vững do USD yếu đi làm gia tăng hy vọng xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Mỹ sẽ mạnh lên (USD yếu đi làm cho nông sản Mỹ cạnh tranh tốt hơn so với nông sản Brazil).

+ Đường đi lên, đường thô cao nhất 2,5 tháng, Giá đường tiếp tục tăng trong phiên vừa qua do các quỹ đầu cơ tăng nhu cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục. Giá đường phiên giao dịch hôm qua cao nhất kể từ 11/3/2020. Tâm lý nhà đầu tư chuyển hướng tích cực mặc dù không ai cho rằng giá sẽ quay trở lại mức cao như giữa tháng 2/2020. Giá đường trắng kỳ hạn 1 tháng cao hơn 20 USD/tấn so với kỳ hạn 2 tháng. Vị thế đảo ngược này cho thấy nhu cầu đường trắng physical đang rất mạnh.

+ Cà phê giảm, Giá cà phê arabia kỳ hạn tháng 7 giảm 0,95 US cent, tương đương 1%, xuống 98,15 US cent/lb. Mâc dù vậy, đồng real yếu đi và thu hoạch cà phê của Brazil chậm hơn chút ít so với mức trung bình của cùng thời điểm này các năm trước đang hỗ trợ giá mặt hàng này. Robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 4 USD (0,3%) xuống 1.198 USD/tấn. Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết, người trồng cà phê không muốn bán nốt phần 2 đến 2,5% sản lượng năm nay còn lại ở mức giá hiện tại vì thấp dưới chi phí sản xuất. Tuy nhiên, họ cũng không thể nâng giá lên vì căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng và dịch Covid-19.

+ Cuối cùng Dầu dao động nhẹ khi nhà đầu tư chờ biết rõ quyết định của OPEC, Saudi Arabia và Nga, hai trong số những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã nhất trí tiếp tục cắt giảm sản lượng 9,1 triệu thùng/ngày thêm một tháng. Tuy nhiên, cuộc họp sớm của OPEC+ vào ngày 4/6 như đề xuất của Chủ tịch OPEC đã bị hoãn lại giữa bối cảnh trong nhóm vẫn còn những ý kiến về việc một số nhà sản xuất dầu chưa tuân thủ đầy đủ thỏa thuận cắt giảm hiện nay. Saudi Arabia, Kuwai và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất không có kế hoạch kéo dài thời gian tự nguyện cắt giảm sản lượng bổ sung 1,18 triệu thùng/ngày sau tháng 6/2020, cho thấy nguồn cung dầu thô có thể tăng trong tháng tới, bất kể OPEC+ quyết định như thế nào.

- Một số tin tức quan trọng sẽ được công bố vào tối nay lúc 19h30 (giờ VN)
+ Thay đổi việc làm ở Úc (dự kiến giảm)
+ Tỷ lệ thất nghiệp Úc (dự kiến tăng)
+ Thay đổi việc làm phi nông nghiệp của Mỹ (dự kiến giảm)
+ Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ (dự kiến tăng).
 
Last edited:
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

Tin Tức Thị Trường Đầu Ngày đầu ngày 08/06

TIN TỨC CHUNG:
+Giá cao su trên thị trường Tokyo tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 3 do nhà đầu tư lạc quan rằng các nền kinh tế đang hồi phục nhanh chóng sau đại dịch. + Cao su tăng do kinh tế phục hồ: cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn Tokyo tăng cao nhất từ 18/3/2020; tính chung cả tuần giá tăng gần 4%, là tuần tăng thứ 2 liên tiếp. + Đường cao nhất 2,5 tháng

+Giá đường thô trên sàn New York trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng rưỡi và tính chung cả tuần tăng khoảng 10% do những dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang hồi phục.

Giá dầu tăng đã kích thích các nhà máy mía Brazil chuyển sang tăng cường sản xuất ethanol. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giá đường thô khó có thể tăng nhiều hơn mức 12 US cent vì khi đó các nhà máy mía Brazil sẽ chuyển sang sản xuất đường, và sản lượng của Ấn Độ dự báo tăng.

+Đường trắng cũng tăng giá trong phiên cuối tuần, với hợp đồng giao tháng 8 tăng 8,1 USD (2,1%) lên 98,8 USD/tấn. Hợp đồng kỳ hạn 1 tháng cao hơn 20 USD mỗi tấn so với kỳ hạn 2 tháng, cho thấy nguồn cung hiện tại đang bị thắt chặt hoặc nhu cầu mạnh, hoặc cả 2 yếu tố.

+ Cà phê tăng: giá cà phê arabica tăng 0,75 US cent (0,8%) trong phiên cuối tuần, lên 98,9 US cent/lb, trong khi robusta tăng 35 USD (2,9%) lên 1.245 USD/tấn, cao nhất kể trong vòng hơn nửa tháng.

+ Đậu tương tăng. Giá đậu tương Mỹ trong phiên cuối tuần tăng, với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 có thời tăng cao hơn giá từ ngày 13/4, và kết thúc phiên ở mức 8,67-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá tăng 3,2%, nhiều nhất kể từ tháng 10/2020.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thu hút sự chú ý khi cho biết hệ thống báo cáo tự động hàng ngày xác nhận doanh số bán 588.000 tấn đậu tương tới một số địa điểm chưa xác định.

+ Quặng sắt tăng 5 tuần liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh. Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng tuần thứ 5 liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh và lo ngại nguồn cung từ Brazil.
Tuy nhiên, giá tăng liên tục kéo dài trong thời gian qua gây lo ngại sẽ sớm đảo chiều. Nhà phân tích cấp cao của ANZ, Daniel Hynes, cho rằng "Giá quặng sắt có thể đã tăng quá mạnh, mạnh hơn so với tốc độ tăng của ngành thép, do đó chắc chắn sẽ chịu áp lực giảm trong những tháng tới".

+ Khí gas tăng khi các nước dần mở cửa trở lại
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á tuần này tăng lên khi nhiều nước nới lỏng dần chính sách giãn cách xã hội và xuất khẩu từ Mỹ dự báo giảm trong tháng 6/2020.

+Lúa mì giảm.Giá lúa mì Mỹ giảm trong phiên vừa qua do USD mạnh lên khiến ngũ cốc Mỹ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm kết thúc 2 tuần tăng giá trước đó, chủ yếu do Mỹ bắt đầu vào vụ thu hoạch và thời tiết ở Châu Âu thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng. Tại Châu Âu, giá lúa mì mềm của Pháp hiện duy trì vững ở mức thấp nhất 9 năm và thấp hơn 80% so với cách đây một năm – thời điểm khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của Châu Âu.

+ Đồng trải qua tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018
Giá đồng trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 tuần do thị trường việc làm Mỹ bất ngờ khởi sắc, cùng thông tin Ngân hàng trung ương Châu Âu tăng cường các biện pháp kích thích, làm tăng kỳ vọng về sự hồi phục của kinh tế toàn cầu. Tính chung cả tuần, giá tăng gần 6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018.

Theo các nhà phân tích của Citi, "Trong ngắn hạn, thị trường chuyển hướng sang những tài sản rủi ro, và giá đồng có thể tiếp tục tăng lên 5.750 USD/tấn trong vòng 3 tháng tới". Một số yếu tố khác cũng góp phần hỗ trợ giá đồn tăng, đó là: Tin đồn Cơ quan Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia của Trung Quốc sẽ mua đồng dự trữ để đẩy giá lên (thông tin này chưa được kiểm chứng); lượng đồng lưu kho trên sàn LME giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 13/3; lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải giảm tuần giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Và cuối cùng là tin tức về Dầu. Dầu tăng 5% do thất nghiệp của Mỹ giảm và OPEC nhóm họp
Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần sau khi số liệu từ Mỹ cho thấy thất nghiệp trong tháng 5/2020 bất nhờ giảm và OPEC quyết định tiến hành họp vào ngày thứ Bảy để bàn bạc về việc có kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng hay không. + . Cả 2 loại dầu đều tăng tuần thứ 6 liên tiếp do các nước sản xuất chủ chốt cắt giảm sản lượng và có dấu hiệu nhu cầu cải thiện khi ngày càng nhiều quốc gia nới lỏng chính sách giãn cách xã hội. Bộ Lao động Mỹ thông báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này đột ngột giảm xuống còn 13,3% trong tháng 5/2020, từ mức 14,7% của tháng 4/2020.

Bộ Năng lượng Nga cho biết, OPEC sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến trong ngày 6/6. Thị trường kỳ vọng một số nước chưa đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng sẽ nhất trí với chủ trương này trong cuộc họp hôm 6/6. ính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 19,2%, trong khi dầu WTI tăng 10,7%. Ruốt cuộc kết quả cuộc họp Opec+ hôm 6/6 như sau: sẽ duy trì việc cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày đến cuối tháng 7 (thay vì giảm 7,7 triệu thùng sau tháng này như kế hoạch trước đó).

Ngoài ra, Iraq và Nigeria đã cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp kiềm chế sản xuất và giảm thêm sản lượng từ tháng 7 đến tháng 9 để bù đắp cho việc không đạt được mục tiêu vào tháng 5 và tháng 6.

* Lịch sự kiện đáng chú ý hôm nay:
8:45: Bài phát biểu của chủ tịch ECB

TIN TỨC MÙA VỤ
- Báo cáo Tiến độ mùa vụ cây trồng từ USDA sẽ được công bố vào đầu giờ sáng mai (9/6)
- Báo cáo WASDE tháng 6 sẽ được công bố trong tuần này (11/6).
 
Last edited:
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

Tin Tức Thị Trường Đầu Ngày đầu ngày 08/06 .
ĐIỂM TIN ĐẦU NGÀY.
+Giá đậu tương và lúa mì giảm, ngô tăng. Giá đậu tương tại Mỹ giảm do hoạt động bán ra mạnh sau khi giá đạt mức cao nhất 2 tháng trong phiên trước đó.

+Giá đường giảm, cà phê diễn biến trái chiều. Giá đường giảm sau khi đạt mức cao nhất gần 3 tháng trong đầu phiên giao dịch. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn trong phiên có lúc đạt 12,27 US cent – cao nhất kể từ ngày 11/3/2020. Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 3-1/2 US cent xuống 8,64-1/2 USD/bushel. Trong phiên trước đó, giá đậu tương đạt 8,73-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 1/4/2020.

+ Giá cao su cao nhất 3 tháng. Giá cao su tại Tokyo tăng lên mức cao nhất gần 3 tháng do nhu cầu được cải thiện nhờ vào thị trường chứng khoán Tokyo tăng, dẫn đầu bởi lạc quan về nền kinh tế hồi phục và giá dầu thô tăng mạnh. Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM trong phiên có lúc đạt 167,6 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 11/3/2020.

+Giá quặng sắt và thép đều tăng. Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng và có ngày tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2019, do lo ngại nguồn cung sau khi Brazil – nước cung cấp quặng sắt lớn thứ 2 của nước này – đóng cửa khu phức hợp Vale bởi virus corona. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 7,6% lên 798 CNY (112,74 USD)/tấn, tăng mạnh nhất kể từ ngày 9/7/2019.

+Giá đồng cao nhất 3 tháng. Giá đồng tăng lên mức cao nhất 3 tháng do các biện pháp kích thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương và dự kiến nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh, cùng với tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm thúc đẩy hoạt động mua vào mới. Giá đồng trên sàn London trong phiên có lúc đạt 5.708,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 5/3/2020.

+Và cuối cùng là Dầu. Giá dầu giảm hơn 3%. Giá dầu giảm hơn 3% sau khi các quốc gia OPEC đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng song Saudi Arabia và 2 nước sản xuất khác thuộc Vịnh sẽ không duy trì mức giảm bổ sung lên tới hơn 1 triệu thùng/ngày. Chốt phiên giao dịch ngày 8/6, dầu thô Brent rời khỏi chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp, giảm 1,5 USD tương đương 3,6% xuống 40,8 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,36 USD tương đương 3,4% xuống 38,19 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nước sản xuất khác đồng ý trong tháng 4/2020 về việc cắt giảm nguồn cung thêm 9,7 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 5/2020 và tháng 6/2020 đến tháng 7/2020 tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, để hỗ trợ giá khi các hạn chế virus corona khiến nhu cầu dầu suy giảm. Tuy nhiên, giá dầu chịu áp lực giảm khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết, Vương quốc và các đồng minh vùng Vịnh Kuwait và UAE sẽ không tiếp tục cắt giảm thêm 1,18 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã bắt đầu mở lại các giếng đã đóng cửa khi giá tăng trở lại cũng gây áp lực giá.

TIN TỨC CHUNG
- Bài phát biểu tối qua của chủ tịch ECB không có nhiều khác biệt so với bài phát biểu cũng của bà Lagarde vào thứ Năm tuần trước, nhấn mạnh sự suy thoái kinh tế do đại dịch và những nỗ lực về chính sách tiền tệ và tài khóa để giúp nền kinh tế hồi phục. => không ảnh hưởng nhiều đến thị trường

- Fed cho biết đang mở rộng gói vay trong chương trình Main Street lên đến 5 năm, hạ thấp mức vay tối thiểu và tăng mức vay tối đa cho các doanh nghiệp
=> Chương trình này là một phần trong nỗ lực của Fed để kiếm tiền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tổn thương trong cuộc suy thoái do coronavirus gây ra, có thể hỗ trợ thị trường.

- Căng thẳng Mỹ và Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục xảy ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch ký luật kêu gọi trừng phạt các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, tuy nhiên hiện vẫn chưa biết rõ thông tin chính xác về ngày giờ ký.

TIN TỨC MÙA VỤ
- Báo cáo Tiến độ mùa vụ cây trồng niên vụ mới của Mỹ đã được công bố vào đầu giờ sáng hôm nay:
+ Ngô: 97% diện tích ngô trồng dự kiến đã được trồng, vượt mức trung bình năm năm ở mức 94%. Ngô đang trong điều kiện trồng tốt ở mức 75%, tăng 1% so với tuần trước.
+ Đậu tương: diện tích trồng đậu tương đạt 86%, cao hơn mức trung bình năm năm ở mức 79%. Đậu tương đang trong điều kiện trồng tốt ở mức 72%, tăng 2% so với tuần trước.
=> Báo cáo cho thấy tiến độ trồng ngô và đậu tương Mỹ đang khá tốt, điều này có thể tạo áp lực giảm giá cho thị trường trong phiên sáng nếu không có tin tức gì mới.
+Tiến độ thu hoạch lúa mì mùa đông ở mức 7%, tương đương với trung bình năm năm.

Lịch sự kiện hôm nay không có gì đáng chú ý, tuy nhiên, một số sự kiện kinh tế đáng chú ý trong tuần:
+ Thứ 4 Mỹ sẽ công bố CPI
+ Thứ 5: Cuộc họp Ủy ban thị trường mở của Mỹ, báo cáo WASDE của USDA
 
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐẦU NGÀY 22/06

Lúa mì giảm, Đậu tương và Ngô tăng.
Giá đậu tương ở Chicago tăng do các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang tiếp diễn, tiếp thêm hy vọng nhà nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới này sẽ sớm đạt được nhập khẩu ước tính trước đó. Lúa mì giảm do thu hoạch lúa mì vụ đông ở Mỹ đang diễn ra, trong khi ngô tăng do vị thế kỹ thuật. Hợp đồng đậu tương trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng nhưng chưa bằng mức cao nhất kể từ ngày 1/4 tại 8,80-1/2 USD. Lúa mì giảm 2.25 cent thấp nhất kể từ ngày 12/9/2019.

Cà phê giảm, Cao su tăng, Đường tăng theo dầu và các hàng hóa khác
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 1,3%. Các đại lý cho biết thị trường này có thể khó khăn để phá mức kháng cự quanh đỉnh cao gần đây do lo ngại về tiêu thụ yếu đặc biệt ảnh hưởng tới thị trường đường trắng. Triền vọng vụ mùa thuận lợi tại Ấn Độ và Thái Lan cũng hạn chế đà tăng. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,8%. Cà phê giảm.Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 0,9%. Cà phê đã giảm dưới 1 US/lb trong thời gian sụt giảm dài nhất 10 tháng khi sản lượng của Brazil đạt kỷ lục và đồng nội tệ của nước này yếu. Cà phê rubusta kỳ hạn tháng 9 giảm 11usd/tấn. Cao su tăng. Giá cao su tại Tokyo đóng cửa tăng do lo sợ về khủng hoảng y tế tại Trung Quốc dịu đi sau khi một chuyên gia y tế cho biết sự bùng phát của virus corona chủng mới ở Bắc Kinh đã được kiểm soát.
Quặng sắt: Giá quặng sắt Đại Liên có tuần tăng thứ 7 liên tiếp, bất chấp một phiên biến động, khi giá giao ngay gần mức cao nhất 10 tháng được hỗ trợ bởi nhu cầu nguyên liệu thô sản xuất thép mạnh. Giá quặng sắt của Trung Quốc đã tăng 34% trong năm nay, bởi tồn kho quặng sắt ở các cảng Trung Quốc đang giảm và nhu cầu nhanh chóng được củng cố bởi sự thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh để hỗ trợ nền kinh tế này. Tồn kho quặng sắt tại 45 cảng chủ chốt của Trung Quốc giảm tuần thứ 9 liên tiếp trong tuần 12-18/6 xuống 106 triệu tấn, theo công ty tư vấn Mysteel. Tuy nhiên, sự phục hồi của quặng sắt dường như đang mất đà, với sự yếu kém theo mùa của nhu cầu thép trong nước, do mùa mưa tại miền nam làm chậm hoạt động xây dựng và cảnh báo sự bùng phát của virus corona.

Đồng tăng: Giá đồng hướng tới tuần tăng thứ 5 liên tiếp do tồn kho giảm và các thị trường chứng khoán tăng trong khi nhu cầu đã cải thiện tại Trung Quốc.
Các nhà đầu tư đang ngày càng lạc quan về sự phục hồi kinh tế, với tâm lý được củng cố sau khi Trung Quốc cho biết họ đã kiểm soát sự bùng phát của virus corona mới. Kim loại này thường được coi là chủ đạo cho nền kinh tế toàn cầu đã tăng 34% từ mức thấp hồi tháng 3 và đang gần mức cao nhất trước Covid-19 tại 6.343 USD hồi tháng 1/2020. Theo ngân hàng Saxo giá đồng cũng được hỗ trợ bởi kích thích khổng lồ từ ngân hàng trung ương và kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Tiêu thụ đồng của Trung Quốc dự kiến tăng 2% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc, mặc dù một nhà ngoại giao của Mỹ cho biết Trung Quốc đã cam kết thực hiện theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong các cuộc đàm phán tuần này.

Và cuối cùng là Dầu. Dầu tăng: Dầu thô tăng trong phiên đêm cuối tuần nhưng bị giảm mạnh từ mức cao trong phiên do lo ngại sự lân lan của virus corona chủng mới có thể làm đình trệ sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Dầu thô cùng các hàng hóa khác bị giảm từ mức cao trong phiên sau khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang ở Boston cho biết sẽ cần thêm hỗ trợ tài chính và tiền tệ cho nền kinh tế Mỹ. Tồn kho dầu thô của Mỹ đạt cao kỷ lục mới trong tuần này, nhưng tồn kho nhiên liệu giảm. Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu và khí của Mỹ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục tuần thứ 7 liên tiếp, giảm 13 giàn xuống 266 giàn. Nỗi sợ hãi ngày càng tăng, Apple đã tuyên bố sẽ đóng cửa lại một số cửa hàng khi virus tiếp tục lây lan. Giá tăng cao trong đầu phiên giao dịch khi Iraq và Kazakhstan đã cam kết tuân thủ tốt hơn với thỏa thuận giảm sản lượng. Nghĩa là lượng cắt giảm của OPEC có thể nhiều hơn trong tháng 7.
 
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐẦU NGÀY 23/06.

+ Đường giảm, Cao Su giảm: Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 trên sàn New York giảm xuống 11,92 US cent/lb, trong khi đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn London giảm xuống 364,5 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 6. Cao su giảm khi số ca nhiễm virus tăng lên. Giá cao su trên sàn Tokyo phiên đầu tuần giảm do số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tăng lên, gây lo ngại sự hồi phục kinh tế toàn cầu có thể sẽ mất đà.

+ Sắt giảm, Đồng tăng: Giá quặng sắt tại Trung Quốc phiên giao dịch vừa qua giảm sau khi đạt mức cao nhất hơn 8 tháng ở phiên liền trước. Lý do giá giảm bởi nhu cầu yếu đi khi mùa mưa. Giá đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua do lượng tồn trữ trên sàn Thượng Hải giảm và tiêu thụ ở Trung Quốc tăng lên. Tuy nhiên, để giá tăng bền vững thì cần thêm những dấu hiệu về sự hồi phục nhu cầu ở khắp nơi trên thế giới. Lượng đồng lưu giữ trong kho ở Sàn Thượng Hải đã giảm xuống mức thấp nhất 17 tháng tính từ tháng 3/2020; lượng lưu ở kho trên sàn London cũng giảm hơn 15% kể từ 13/3 tới nay.

+ Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York tăng 2,2%, cho thấy xu hướng cải thiện sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 9 tháng vào tuần trước. Robusta cùng kỳ hạn cũng tăng 13 USD. Nông dân ở Brazil hiện không vội bán cà phê ra sau khi đã bán một khối lượng lớn hồi cuối năm ngoái và giai đoạn tháng 3-4 năm nay, khi được giá. Tuy giá đang tăng, song triển vọng nhu cầu cà phê và cacao dự báo sẽ đều giảm sút.

+ Và cuối cùng là Dầu. Số giàn khoan dầu ở cả Mỹ và Canada tuần qua đều giảm xuống mức thấp mới, chỉ báo cho thấy tương lai nguồn cung dầu sẽ ít đi. Trong khi đó, các bang ở Mỹ và các nước trên khắp thế giới đang mở cửa trở lại sau giai đoạn đóng cửa để chống dịch cũng góp phần đẩy giá dầu tăng lên. Giá dầu thô tăng khoảng 2% trong phiên giao dịch vừa qua do nguồn cung từ các nhà sản xuất chủ chốt bị thắt chặt trong khi những chính sách phong tỏa/giãn cách xã hội được nới lỏng, mặc dù số ca nhiễm virus tăng trên toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent kỳ hạn tháng 7/2020 2,1%, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 8/2020 tăng lên 40,73 USD/thùng.

TIN TỨC MÙA VỤ
- Báo cáo Tiến độ mùa vụ cây trồng hàng tuần của Mỹ đã được USDA công bố:
=> Ngô, đậu tương, lúa mì: Áp lực giảm do ước tính vụ mùa đạt kỷ lục hơn so với niên vụ trước.

+ Ngô: Vụ ngô niên vụ 2020/21 đang được cải thiện. Điều kiện trồng ngô ở mức tốt đã đạt 72%, tăng 1% so với tuần trước. Tiến độ phun râu của ngô đang ở mức 2%, tương đương với mức bình quân 5 năm.
+ Đậu tương: 96% vụ mùa đậu tương niên vụ 2020/21 đã được trồng, cao hơn mức bình quân 5 năm (93%). Điều kiện trồng đậu tương ở mức tốt đạt 70%, thấp hơn so với mức 72% trong tuần trước. Tiến độ ra hoa đậu tương đạt 89%, cao hơn mức bình quân 5 năm (85%).
+ Lúa mì: Tiến độ thu hoạch lúa mì mùa đông đạt 29%, cao hơn so với mức bình quân 5 năm (26%).
- Báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần của Mỹ đã được công bố:
=>Ngô, lúa mì tăng; đậu tương giảm

+ Ngô: Sản lượng ngô thanh tra xuất khẩu trong tuần trước đã tăng 42% so với tuần trước.
+ Lúa mì: Kiểm tra xuất khẩu lúa mì Mỹ đã tăng 9% trong tuần vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích khi Nhật Bản và Nigeria là hai nước mua nhiều nhất.
+ Đậu tương: Kiểm tra xuất khẩu đậu tương Mỹ đã giảm từ mức hơn 400 nghìn tấn trong tuần trước đó xuống còn gần 250 nghìn tấn trong tuần trước khi thiếu mua hàng từ Trung Quốc.
Tổng kết:
- Đậu tương: Áp lực giảm khi số liệu thanh tra xuất khẩu giảm, dự kiến sản lượng mùa vụ mới đạt cao.
- Ngô: Áp lực giảm khi dự kiến sản lượng mùa vụ mới đạt cao tạo áp lực hơn so với số liệu thanh tra xuất khẩu tăng.
- Lúa mì: Áp lực giảm khi dự kiến sản lượng mùa vụ mới đạt cao tạo áp lực hơn so với số liệu thanh tra xuất khẩu tăng.
 
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

Tin Tức Thị Trường Hàng Hóa Đầu Ngày 24/06.
+ Đường giảm, Bông giảm: Giá bông kỳ hạn tương lai trên sàn New York giảm do việc gieo trồng ở Mỹ thuận lợi khiến dự báo nguồn cung sẽ dồi dào, trong khi nhu cầu vẫn yếu do dịch bệnh. Giá bông đã giảm hơn 16% kể từ đầu năm đến nay, chủ yếu do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và dịch Covid-19 làm giảm sút nhu cầu. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm xuống 11,79 US cent/lb do thị trường tiếp tục thiếu xu hướng rõ ràng sau khi giá giảm khỏi mức cao nhất 3 tháng là 12,27 đạt tới hồi đầu tháng 6/2020. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 1,9 USD.

+ Lúa mì tăng giá còn Ngô và Đậu tương giảm giá: Giá ngô Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp, chạm mức thấp nhất 3 tuần, do thời tiết ở các khu vực trồng trọt của Mỹ được cải thiện sau đợt khô hạn gần đây, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Đậu tương cũng giảm giá trong phiên vừa qua vì lý do tương tự. Riêng giá lúa mì tăng do xu hướng hồi phục từ mức thấp nhất nhiều tháng của tuần trước.

+ Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm trong bối cảnh thiếu chắc chắn về triển vọng nhu cầu do Covid-19 và thị trường Trung Quốc sắp bước vào kỳ nghỉ Lễ hội Đua thuyền rồng – diễn ra từ cuối tuần này. Thị trường sẽ mở cửa trở lại từ thứ Hai tuần sau (29/6). Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil tăng 1,4 triệu tấn trong tuần vừa qua so với tuần trước, lên 26,57 triệu tấn.

+ Cao su và Cà phê tăng giá: Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên vừa qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn đang đi đúng hướng. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2020 0,2%, trái lại, robusta giao cùng kỳ hạn giảm xuống 1.185 USD/tấn.

+ Giá đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua sau khi ông Trump đăng Tweet rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn nguyên gia trị. Một vài số liệu từ Mỹ và Châu Âu đem lại hy vọng kinh tế sẽ hồi phục cũng góp phần đẩy giá đồng đi lên. Kim loại này đã tăng giá 35% kể từ tháng 3 đến nay. Lý do giá tăng là bởi nhu cầu mạnh từ Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – và sự gián đoạn nguồn cung ở Chile – nhà sản xuất đồng lớn nhất toàn cầu. Nhu cầu đồng của Trung Quốc tháng 5/2020 tăng 1,6% so với tháng 5/2019. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Carius Menke của hãng Julius Baer, giá đồng khó có thể nhanh chóng quay trở lại mức cao trước khi xảy ra Covid-19 (6.343 USD/tấn, đạt được vào tháng 1/2020).

+ Và cuối cùng là Dầu: Giá dầu thô giảm trong phiên 23/6 do tồn kho dầu của Mỹ dự kiến tăng khá nhiều. Trước đó, lúc đầu phiên, giá dầu đã tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết Tweet rằng thỏa thuận thương mại (của Mỹ) với Trung Quốc vẫn "hoàn toàn nguyên vẹn", sau khi Cố vấn thương mại của Nhà trắng, ông Peter Navarro, phát ngôn rằng thỏa thuận "giằng co" với Trung Quốc đã "kết thúc". Ở phiên liền trước, giá dầu thậm chí có thời điểm đạt mức cao kỷ lục kể từ ngày 6/3 (thời điểm giá dầu "sụp đổ" do OPEC không đồng ý cắt giảm sản lượng). Yếu tố chính tác động tới giá dầu lúc cuối ngày hôm qua là dự đoán số liệu cho thấy tồn trữ dầu của Mỹ sẽ cao kỷ lục tuần thứ 3 liên tiếp, làm giảm tâm lý kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế kéo theo tăng nhu cầu dầu của các nhà đầu tư. Theo Viện Dầu khí Mỹ, tồn trữ dầu nước này nhiều khả năng sẽ cao hơn con số tăng 1,7 triệu thùng đưa ra hồi tuần trước. Số liệu của Chính phủ sẽ được công bố vào hôm nay, 24/6. Thông tin về chỉ số quản lý sức mua của Mỹ không tác động nhiều tới thị trường dầu, vì chỉ số này chỉ cho thấy kinh tế Mỹ không bị tác động bởi Covid-19 nhiều như kinh tế Châu Âu. Theo kết quả thăm dò của Reuters, tồn trữ dầu thô Mỹ đã tăng lên 539,3 triệu thùng trong tuần tính đến 12/6, cao nhất trong lịch sử, và dự báo sẽ tăng thêm 300.000 thùng trong tuần tới 19/6.

TIN TỨC CHUNG
- Số liệu PMI trong tối qua của Mỹ cho thấy đã được cải thiện, tuy nhiên, mức PMI vẫn chưa khả quan. - Trong khi đó, nhiều tiểu bang tại Mỹ đã ghi nhận mức tăng kỷ lục về số trường hợp nhiễm Covid-19.
Anthony Fauci, thành viên của đội phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng đối phó Đại dịch COVID-19 cảnh báo rằng tốc độ truyền nhiễm virus có thể sẽ mạnh hơn do thời tiết nóng lên.
=>Thị trường đầu phiên Á vẫn chưa có gì đáng lưu ý.

Lịch sự kiện kinh tế:
- Trong hôm nay, Báo cáo Sản lượng sản xuất và tồn kho ethanol Mỹ hàng tuần sẽ được công bố. Sản lượng ethanol đã tăng gần như liên tiếp 7 tuần, cho thấy triển vọng ethanol dần phục hồi khi các biện pháp hạn chế Coronavirus của các nước dần dở bỏ.
 
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐẦU NGÀY 25-06.

+ Đồng và Cà Phê giảm còn Sắt tăng giá: Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm xuống 5.878 USD/tấn. Giá đồng giảm trong phiên vừa qua do số ca nhiễm mới có dấu hiệu tăng lên gây lo ngại kinh tế toàn cầu vốn đang hồi phục mong manh sẽ suy yếu trở lại. Giá đồng giảm bất chấp thông tin cho thấy khả năng nguồn cung ở Chile – nước sản xuất đồng hàng đầu thế giới – bị gián đoạn. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York giảm còn 97,8 US cent/lb vào cuối phiên vừa qua. Robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm xuống 1.176 USD/tấn. Quặng sắt trong phiên vừa qua (trên sàn Đại Liên) tăng 2,1%. Dữ liệu của Mysteel cho thấy sản lượng 5 loại thép chủ chốt trong tuần kết thúc vào ngày 18/6 (trong đó có thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng) tiếp tục tăng lên 10,94 triệu tấn, làm gia tăng lo ngại về tình trạng dư cung trong giai đoạn nhu cầu giảm sút.

+ Đường giảm giá xuống thấp nhất 1 tuần: Mức cộng giữa hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 8 so với tháng 10 giảm còn 2 USD, từ mức 28 USD hồi cuối tháng 5, cho thấy dấu hiệu tình trạng khan hiếm nguồn cung đã dịu lại. Mức cộng giá đường trắng cũng giảm xuống dưới 100 USD/tấn. Từ mức hơn 130 USD hồi cuối tháng 5. Các yếu tố cơ bản đối với cả cung và cầu đều yếu đi. Việc nhiều nhà hàng, quán bar đóng cửa và các sự kiện phải hủy bỏ sẽ khiến tiêu thụ đường vụ này suy giảm – lần giảm đầu tiên trong vồng 40 năm, theo nhận định của hãng tư vấn Agritel. Sản lượng đường ở khu vực trung nam Brazil trong vụ 2020/21 dự báo đạt 10,57 triệu tấn, tăng 57% so với cùng vụ năm trước, theo dự báo của Unica.

+ Giá cao su trên sàn Tokyo – tham chiếu cho thị trường Châu Á – giảm trong phiên vừa qua do số ca nhiễm virus corona gia tăng ở Mỹ và nhiều nơi khác, gây lo ngại kinh tế thế giới suy yếu trở lại và tiến trình hồi phục sẽ mất nhiều thời gian. Đồng yên mạnh lên càng gây áp lực giảm giá đối với cao su, vì làm cho những tài sản mua bằng các loại tiền tệ khác trở nên rẻ hơn. Bộ Thương mại Mỹ ngày 23/6 thông báo đã mở cuộc điều tra về việc nhập khẩu lốp xe từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam để xác định giá bán có thấp hơn giá trị thực hay không?.

+ Và cuối cùng là Dầu: Số ca nhiễm virus corona ở Mỹ đã tăng nhiều thứ 2 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trương tự, tình hình lây nhiễm ở Trung Quốc, Mỹ Latinh và Ấn Độ cũng diễn biến phức tạp, khiến các nhà đầu tư lại dấy lên lo ngại về triển vọng giá dầu. Đồng USD mạnh lên càng gây áp lực lên giá dầu. Giá dầu giảm trên 2 USD, tương đương 5% trong phiên vừa qua do tồn trữ dầu thô của Mỹ cao kỷ lục và số ca nhiễm virus corona tăng mạnh ở một số quốc gia như Đức, và những khu đông dân cư của Mỹ. Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giảm xuống 40,31 USD/thùng; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm xuống 38,01 USD/thùng. Theo số liệu do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ vừa công bố, tồn trữ dầu thô của nước này trong tuần vừa qua đã tăng 1,4 triệu thùng, vượt mức dự đoán là 299.000 thùng, là tuần thứ 3 liên tiếp tăng. Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ tháng 5/2020 đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011. Nhập khẩu dầu vào Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô số 1 thế giới – dự báo cũng sẽ giảm trong quý III/2020, sau khi đã mua mạnh gần đây.

+TIN TỨC CHUNG
- Báo cáo từ Cơ quan Thông tin và Năng lượng Mỹ cho biết tổng lượng dầu tồn kho tại Mỹ theo tuần đạt mức cao kỷ lục kể từ tháng 3, lên tới 540.7 triệu thùng.
- Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết chính quyền Trump đang thảo luận về một gói kích thích khác với các nhà lập pháp để có thể được thông qua vào tháng 7, nỗ lực mới nhất để vực dậy nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
- Đồng thời, Mnuchin cho biết đang xem xét dời thời hạn nộp thuế thu nhập liên bang đến ngày 15/9.

TIN TỨC MÙA VỤ
- Trung Quốc sẽ nghỉ lễ trong hôm nay “Lễ hội Thuyền rồng” vào dịp Tết Đoan ngọ.
- Báo cáo tồn kho ngũ cốc hàng quý sẽ được USDA công bố vào thứ 3 tuần sau. Báo cáo diện tích trồng mùa vụ mới từ USDA cũng sẽ được công bố trong tuần tới.
- Báo cáo doanh số xuất khẩu hàng tuần từ USDA sẽ được công bố vào tối nay.
 
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐẦU PHIÊN 26/06.

Cao su biến động hẹp, Đồng tăng nhẹ: Giá cao su kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng lên 5.887,50 USD/tấn cao hơn khoảng 35% so với thời điểm giá thấp nhất 45 tháng ở ngày 23/3. Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) gần như không thay đổi trong phiên giao dịch vừa qua, sau khi số ca nhiễm virus corona trên thế giới tăng lên và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ triển vọng kinh tế toàn cầu. Đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua mặc dù thị trường có xu hướng chuyển sang những tài sản an toàn. Lý do giá tăng bởi lo ngại về việc các mỏ đồng ở Chile tạm dừng hoạt động gây thiếu hụt nguồn cung.

+ Lúa mì tăng, Ngô và đậu tương giảm: Giá ngô các kỳ hạn giao sau trên sàn Chicago giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần trong phiên giao dịch vừa qua, trông khi đậu tương giảm phiên thứ 4 liên tiếp bởi dự báo sản lượng ở khu vực Trung Tây nước Mỹ năm nay sẽ bội thu nhờ mưa thuận lợi. Đồng USD mạnh lên cũng góp phần gây áp lực giảm giá nông sản Mỹ - tính bằng USD. Kết thúc phiên giao dịch, ngô kỳ hạn tháng 7 giảm xuống 3,17-1/4 USD/bushel, mức thấp nhất trong vòng gần 2 tháng; đậu tương giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1-1/2 US cent, riêng lúa mì đỏ mềm vụ Đông cũng giao tháng 7 tăng lên 4,86-3/4 USD/bushel. Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy nông dân Mỹ có xu hướng chuyển đổi chút ít diện tích ngô sang trồng đậu tương.

+ Cà phê giảm gòn Đường thô tăng nhẹ: Sản lượng đường của Ấn Độ trong năm marketing 2020/21 có thể tăng 12% so với năm trước, lên 30,5 triệu tấn (năm trước đạt 27,2 triệu tấn). Do đó, xuất khẩu đường dự báo cũng sẽ tăng lên, có thể gây áp lực lên giá đường thế giới – vốn đã chịu sức ép vì sản lượng của Brazil tăng. Brazil và Australia đang trong vụ ép mía. Do tiêu thụ đường thế giới năm 2019/20 dự báo giảm do Covid-19, Rabobank giữ nguyên dự báo kém lạc quan về triển vọng thị trường đường trong ngắn hạn – cho rằng giá đường thô trong quý III/2020 sẽ ở mức 10,5 US cent/lb.

+ Cà Phê giảm: Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 2 US cent (2%) xuống 95,8 US cent/lb do các yếu tố cơ bản cho thấy nhu cầu yếu và sản lượng có thể đạt cao – sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá. Robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 22 US (1,9%) xuống 1.154 USD/tấn. Ở Châu Á, giá cà phê Việt Nam tăng do nguồn cung khan hiếm, trong khi lượng tồn trữ ở Indonesia tiếp tục nhiều lên.

+ Và cuối cùng là Dầu: lúc đầu phiên, giá dầu giảm, nhưng sau đó hồi phục trở lại sau khi dữ liệu cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua giảm, và đơn đặt hàng trong tháng 5/2020 cũng tăng lên. Mặc dù vậy, GDP Mỹ trong quý II/2020 vẫn được nhận định có thể giảm 40% so với cùng quý năm trước. Kết thúc phiên giao dịch, giá dần Brent tăng lên 41,05 USD/thùng; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng lên 38,72 USD/thùng. Thị trường dầu mỏ vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần cản thiện và nhu cầu nhiên liệu hồi phục, song đà tăng nhiên liệu bị hạn chế bởi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2

TIN TỨC CHUNG
- Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc làm ảnh hưởng đến quyền tự trị của Hồng Kông. Dự luật sẽ phải được Hạ viện và Tổng thống Trump thông qua mới trở thành luật chính thức.
=> Ảnh hưởng đến mối quan hệ giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể tạo áp lực giảm lên thị trường.
- Thị trường hiện vẫn đang đối mặt với nguy cơ nhiễm Covid-19 lần hai.
NGÔ
- Doanh số bán hàng theo tuần được USDA công bố vào tối qua tác động tích cực cho ngô. Tuy nhiên, áp lực trước điều kiện thời tiết thuận lợi cho vụ mùa Mỹ vẫn kéo giá ngô đi xuống.
- Một số tin tức khác cũng tạo áp lực giảm lên giá ngô
+ Ủy ban Ước tính cây trồng của Nam Phi cho biết tổng sản lượng ngô thu hoạch cho năm 2020 giảm 0.5% so với ước tính trước đó. Tuy nhiên, sản lượng mùa vụ vẫn được đánh giá tăng 38% so với năm ngoái (vụ mùa năm ngoái bị hạn hán)
+ Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cho biết vụ thu hoạch ngô của Argentina đã đạt 78% vào tuần trước, tăng gần 8% so với tuần trước đó nhờ thời tiết nắng khô đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
LÚA MÌ
- Uỷ ban châu Âu đã giảm ước tính dự báo sản lượng lúa mì thu hoạch tại châu Âu, dự kiến sản lượng thu hoạch giảm xuống 117.2 triệu tấn từ mức 121.5 triệu tấn trong tháng trước.
- Tuy nhiên, Hội đồng ngũ cốc thế giới cho biết sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ tăng khi sản lượng lúa mì tại Trung Quốc và Úc phục hồi lớn hơn so với đà giảm sản lượng lúa mì tại Châu Âu.
=> Lúa mì vẫn chịu áp lực từ phía cung lớn.

- Tuy nhiên, Nhật Bản Đã đăt 101.243 tấn lúa mì cho các lô hàng tháng 8 từ Úc, Canada và Mỹ trong phiên đấu thầu mở vào thứ 3. => Yếu tố tích cực đối với thị trường về phía cầu, tuy nhiên, hỗ trợ khá ít đối với thị trường.
KHÔ ĐẬU TƯƠNG
Liên minh đóng gói thịt lớn nhất tại Mỹ cho biết 93 công nhân chế biến thịt và chế biến thực phẩm đã chết vì Covid-19, nhân viên tiếp tục đối mặt với rủi ro từ coronavirus mới.
=> Hoạt động các nhà máy có thể bị gián đoạn, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương..
DẦU ĐẬU TƯƠNG
Nhu cầu tiêu thụ dầu cọ đang gặp áp lực trước làn sóng nhiễm Covid-19 lần hai và lo ngại trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
=> Tạo áp lực giảm đối với dầu thực vật nói chung, trong đó có dầu đậu tương.
 
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐẦU NGÀY 29/06


+ Đồng tăng cao: Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London lên 5.952 USD/tấn vào lúc đóng cửa phiên cuối tuần qua ở mức cao nhất kể từ 24/1/2020. Tính chung cả tuần, giá tăng 1,8%, là tuần tăng thứ 6 liên tiếp. Giá đồng chạm mức cao kỷ lục trong vòng 5 tháng ở phiên giao dịch cuối tuần do lo ngại sản lượng của Chile sụt giảm khi tình hình Covid-19 tại các mỏ diễn biến xấu đi. Codelco của Chile - công ty khai thác đồng lớn nhất thế giới - đã dừng hoạt động tại nhà máy tinh chế và đúc đồng ở chi nhánh Chuquicamata để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.


+ Lúa mì Ngô, đậu tương, đều giảm: Giá ngô và đậu tương Mỹ giảm suốt 5 phiên giao dịch của tuần này do thời tiết ở khu Trung Tây nước Mỹ tốt lên. Lúa mì cũng giảm giá xuống mức thấp mới, trong đó giá lúa mì đỏ mềm vụ Đông thấp nhất gần 10 tháng do áp lực bán ra khi dự báo bội thu lúa mì trên toàn cầu. Kết thúc phiên cuối tuần, trên sàn Chicago. Tính chung cả tuần, giá đậu tương giảm 1,3%, trong khi ngô giảm 4,7%.Lúa mì giao cùng kỳ hạn phiên này cũng giảm và tính chung cả tuần giá mất 1,5%.​


+ Đường và cao su giảm, cafe tăng: phiên cuối tuấn, giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 2,2%, đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 1,5%. Nhiều dấu hiệu về tình trạng thiếu hụt đường trên thế giới đang giảm bớt. Cà phê tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York tăng 0,85 US cent trong phiên vừa qua, robusta giao cùng kỳ hạn giảm 1 USD (0,1%). 1 nhà phân tích kỹ thuật của Reuters dự báo giá cà phê arabica có thể ở trong vùng "kỹ thuật" 87,60 đến 91,10 US cent/lb trong quý tới, và có thể duy trì khoảng giá đó hoặc hồi phục lên 1,08 USD trước khi quay đầu giảm trở lại. Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) phiên cuối tuần (26/6) giảm và tính chung cả tuần giảm tuần thứ 3 liên tiếp, do số ca nhiễm virus corona tăng ở Mỹ và nhiều nước khác gây lo ngại nhu cầu hàng hóa sẽ giảm sút. Kết thúc phiên này tính chung cả tuần, giá giảm gần 2%.

+ Và cuối cùng là Dầu: Kết thúc phiên cuối tuần dầu Brent tính chung cả tuấn 1%; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 1,6%. giá dầu mỏ phiên 26/6 giảm khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Mỹ và Trung Quốc tăng vọt, giữa bối cảnh sản lượng và tồn trữ dầu thô của Mỹ đều tăng mạnh lại làm dấy lên lo ngại về dư thừa nguồn cung. Số ca nhiễm virus ở 3 tiểu bang đông dân nhất của Mỹ là California, Texas và Florida đều tăng mạnh gây lo ngại xu hướng nhu cầu nhiên liệu hồi phục (thông qua ảnh vệ tinh về lưu lượng giao thông trên đường bộ) ở Mỹ gần đây có thể đảo ngược. Điều này có thể là nguyên nhân làm suy yếu đà tăng tinh chế dầu của Mỹ - các nhà tinh chế dầu Mỹ đang hoạt động ở gần 75% công suất, theo báo cáo của Chính phủ nước này. Trong khi đó, theo dữ liệu của Baker Hughes, các công ty năng lượng của Mỹ và Canada đã cắt giảm số lượng các giàn khoan dầu và khí tự nhiên hoạt động xuống mức thấp kỷ lục trong tuần này. Ngày 26/6, Thống đốc bang Texas, Greg Abbott, đã thay đổi kế hoạch mở cửa của tiểu bang này, yêu cầu hầu hết các quán bar phải đóng cửa khi số ca nhiễm virus gia tăng. "Các nhà tuyển dụng đang trì hoãn việc đưa nhân viên của họ trở lại văn phòng và điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xăng dầu", Andrew Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil Associates cho biết. Triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên xấu đi. Phần lớn các nhà kinh tế khi trả lời thăm dò của hãng Reuters cho rằng, suy thoái kinh tế sẽ còn sâu hơn những dự đoán đã đưa ra. Kết quả khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas cho thấy, các giám đốc điều hành trong lĩnh vực dầu khí của khu vực sản xuất dầu hàng đầu của Mỹ cho thấy, hơn một nửa các giám đốc điều hành đang cắt giảm sản lượng và dự kiến sẽ duy trì điều này đến cuối tháng 7.

+
TIN TỨC MÙA VỤ
- Lịch sự kiện đáng chú ý trong hôm nay:
+ 22h ngày 29/6 (giờ VN): Báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần
+ 3h sáng ngày 30/6 (giờ VN): Báo cáo Tiến độ mùa vụ cây trồng
- Trong tuần này (ngày 1/6), USDA sẽ công bố Báo cáo Tồn kho ngũ cốc hàng quý và Báo cáo Ước tính cây trồng mùa vụ mới. Các báo cáo sẽ tác động mạnh đến thị trường giao dịch ngũ cốc.

- Vài điểm chính tình hình ngũ cốc trong phiên giao dịch thứ 6:
+ Đậu tương và ngô đang chịu áp lực trước sản lượng mùa vụ tăng cao khi mưa trên khắp khu vực Trung Tây nước Mỹ, tạo thuận lợi đối với điều kiện trồng ngô và đậu tương.
+ Lúa mì đang gặp áp lực giảm trước tiến độ thu hoạch lúa mì tại Mỹ.
+ Dầu đậu tương cũng chịu sức ép giảm từ đà giảm của dầu cọ khi các bên phân tích cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu cọ của Ấn Độ sẽ phục hồi sớm nhất vào đầu năm 2021.
 
B

BacBaPhi

Thành viên
  • B

    BacBaPhi

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐẦU NGÀY 30/06.

+ Giá đồng tăng lên mức cao nhất gần 5 tháng do nguồn cung tại nước sản xuất đồng hàng đầu – Chile – gián đoạn, nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc – tăng và tồn trữ giảm. Tính đến nay, giá đồng tăng khoảng 35% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3/2020. Ngoài ra, tồn trữ đồng tại London giảm thấp nhất kể từ ngày 17/1/2020. Tồn trữ đồng tại Thượng Hải thấp nhất kể từ tháng 1/2019. Lượng đồng tại Chile có thể giảm 200.000 tấn tương đương 3,5% sản lượng đồng năm 2019, do virus corona tăng. Đồng thời, lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 6 tháng trong tháng 5/2020. Hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 6/2020, song tốc độ có thể giảm.

+ Lúa mì,.đậu tương, đường, cà phê và ngô cùng tăng: Giá ngô tại Chicago tăng do hoạt động mua bù thiếu và Trung Quốc tăng cường mua ngô Mỹ sau khi giá chạm mức thấp nhất 7 tuần trong tuần trước đó. cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE tăng gần 4%, trong phiên có lúc đạt 103,15 US cent/lb cao nhất 1 tháng. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng lên 1.178 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 dự kiến tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước đó. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 và giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn ICE đều tăng nhẹ.

+ Giá quặng sắt và cà phê giảm. Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc đều giảm khi thị trường mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu công nghiệp quan trọng suy giảm, do virus corona bùng phát và thời tiết khắc nghiệt. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 4,2%. Giá cao su tại Tokyo giảm phiên thứ 4 liên tiếp do đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, làm gia tăng mối lo ngại về các hạn chế kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa như cao su. Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM giảm nhẹ 0.8%. Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm gần 3%.

+ Cuối cùng là dầu: Chốt phiên giao dịch ngày 29/6, dầu thô Brent tăng lên 41,71 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng lên 39,7 USD/thùng. Tính đến hết tháng 6/2020, giá dầu Brent có tháng tăng thứ 3 liên tiếp sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh được gọi là OPEC , gia hạn cắt giảm nguồn cung 9,7 triệu thùng/ngày đến tháng 7/2020. Giá dầu tăng khoảng 1 USD/thùng sau số liệu kinh tế từ châu Á và châu Âu tăng, song các nhà đầu tư vẫn thận trọng về các trường hợp nhiễm virus corona mới trên toàn cầu gia tăng. Tại Trung Quốc, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp tăng lần đầu tiên trong 6 tháng trong tháng 5/2020. Ngoài ra, các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng cũng hỗ trợ giá dầu. Số liệu Ủy ban châu Âu cho biết, nền kinh tế khu vực euro zone trong tháng 6/2020 hồi phục, tăng lên 75,7 điểm trong tháng 6/2020 từ mức 67,5 điểm trong tháng 5/2020, song vẫn thấp hơn so với dự kiến.

+ TIN TỨC CHUNG
- Quan hệ thương mại Mỹ Trung liên quan đến luật An ninh của Hồng Kông
+ Trong hôm qua, Trung Quốc đã bắt đầu công bố kế hoạch chi tiết về việc thí điểm liên kết các khoản đầu tư và dịch vụ tài chính giữa Hồng Kông.
+ Mỹ bắt đầu loại bỏ các ưu đãi đặc biệt đối với Hồng Kông, tạm dừng xuất khẩu quốc phòng và hạn chế cho các sản phẩm công nghệ cao tại Hồng Kông tiếp cận thị trường Mỹ.
=> Hiện chưa thấy điều gì gắt gao phản hồi từ hai bên, tuy nhiên, đây có thể là một yếu tố bất ngờ tác động đến thị trường, do đó, cần theo dõi.

- Nhận định triển vọng kinh tế trong thời gian tới vẫn khó đoán
+ Nhà Trắng đã bác bỏ đề xuất gói kích thích 1.5 nghìn tỷ USD từ Đảng Dân chủ về việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Chủ tịch Fed vẫn lặp lại triển vọng phục hồi nền kinh tế không chắc chắn do đại dịch. Tăng trưởng phụ thuộc vào vắc xin và chính sách hỗ trợ từ Fed.
+ Trong khi đó, trước nguy cơ nhiễm đại dịch lần hai, Mỹ không thể thực hiện phong tỏa đất nước lại một lần nữa, cố vấn kinh tế Nhà Trắng vẫn đưa ra nhận định nền kinh tế có thể phục hồi theo hình chữ V.

+ TIN TỨC MÙA VỤ
- Báo cáo Tiến độ mùa vụ cây trồng từ USDA
Ngô : Tích cực
- Điều kiện trồng ngô ở mức tốt đã tăng lên mức 73% từ mức 72% trong tuần trước.
- Tiến độ phun râu của ngô đạt 4%, thấp hơn mức bình quân 5 năm trước (7%).
=> Ngô đang bước vào giai đoạn thụ phấn, nhiệt độ cao và khô hạn có thể ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch ngô mùa vụ mới.

Đậu tương: Tiêu cực
- Tiến độ trồng đậu tương Mỹ đạt 95%, cao hơn mức bình quân 5 năm (91%).
- Điều kiện trồng đậu tương ở mức tốt đã tăng lên 71% từ mức 70% của tuần trước.
- Tiến độ ra hoa của đậu tương đạt 14%, tăng so với mức bình quân 5 năm (11%).

Lúa mì: Không tác động
Vụ thu hoạch lúa mì mùa đông Mỹ đạt 41%, tương đương với mức bình quân 5 năm.

=> Đánh giá được đưa ra từ các số liệu báo cáo, tuy nhiên, ngũ cốc đã giảm trong thời gian tương đối lâu, do đó, có thể những bên tham gia tranh thủ mua hàng, do đó, anh/chị để ý thanh khoản để quyết định giao dịch.

+ - Một số tin tức mùa vụ khác
+ Chính phủ Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu đối với lúa mạch (3%) và lúa miến (2%) của Úc trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang.
+ Chính phủ Argentina, Brazil và Uruguay đang theo dõi chặt chẽ một đàn châu chấu hiện đang nằm ở tỉnh Corrientes của Argentina có khả năng ảnh hưởng đến Uruguay và miền nam Brazil trong những ngày tới.
 
Bên trên