Kinh tế học cổ điển (P.3)

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 464
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Lý thuyết cân bằng tổng quát chính là một nửa của kinh tế học cổ điển. Đây là một công cụ để giải thích tại sao mọi người tiến hành sản xuất và giao dịch với nhau cũng như các doanh nhân sản xuất hàng hóa như thế nào và số lượng hàng hóa. Tuy nhiên, tại sao người dân lại tiêu tiền và sự chênh lệch giữa các đồng tiền với hàng hóa lại bị bỏ trống? Chính vì vậy, chúng tôi hân hạnh giới thiệu Lý thuyết số lượng tiền tệ, nền tảng lý luận Kinh tế hiện đại của Kinh tế học cổ điển.

USD, JPY, CHF hay GBP:
- Tổ tiên loài người đã trao đổi hàng hóa ngang hàng để có được hàng hóa phục vụ cuộc sống. Xã hội thịnh vượng dẫn đến sự ra đời của một loại hàng hóa đặc biệt giúp việc mua bán hàng hóa dễ dàng hơn dựa trên giá trị hàng hóa neo theo, các nhà kinh tế gọi là “Hóa tệ” và đó chính là thứ mà chúng ta gọi là tiền tệ. Lửa và tiền tệ chính là hai phát minh bước ngoặt của nhân loại. Ngọn lửa đưa con người đặt một chân vào văn minh thì tiền tệ giúp bước thêm chân còn lại. Mọi nền văn minh thịnh trị và rực rỡ trong lịch sử nhân loại luôn tồn tại lửa và tiền.
- Tiền được sử dụng để mua bán hàng hóa khi con người sống tạo thành cộng đồng. Ở Babylon, tiền chính là các loại kim loại quý. Tại Trung Hoa 2000 năm trước công nguyên, vỏ của các loại sò chính là tiền. Bước vào thời đại đồ đồng ở trung Quốc, tiền xu được phát minh với nguyên liệu từ các kim loại quý. Ở Ấn Độ phương pháp tương tự cũng được thực hiện. Nguyên mẫu phát triển chung là tiền từ nguyên liệu đơn giản như vỏ sò rồi kim loại quý và cuối cùng là tiền giấy cho dù có sự sai khác về địa lý, văn hóa, sắc dân hay tốc độ văn minh hóa đi chăng nữa.


1584501210040.png

- Kim loại quý như vàng hoặc bạc luôn được ưu tiên để đúc tiền. Thời Trung Cổ, tiền được làm bằng vàng được dùng cho thương mại quốc tế; trong khi, tiền được làm từ bạc hoặc đồng được sử dụng cho các giao dịch nội địa. Việc tìm ra Châu Mỹ và Châu Úc đã mang lại nguồn vàng dồi dao, tàu chở hàng tấn vàng ồ ạt đổ về Châu Âu. Lúc này, tại Châu Âu mọi người nhận ra rằng giá cả tăng tỉ lệ thuận với lượng vàng đổ về. Tao sao vậy? Để trả lời cho việc này, các triết gia đương thời đã suy nghiệm nan đề “Về tiền tệ”, ngài David Hume đã viết một bài luận về điều này và đó là nền tảng của Lý thuyết số lượng tiền tệ.

1584501286168.png

- Lý thuyết số lượng tiền tệ khẳng định giá thị trường của mọi loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một năm (giá thị trường của tổng sản phẩm quốc nội, GDP), tỷ lệ thuận với số lượng tiền dự trữ. Lúc này, nền kinh tế bình thường tồn tại hai loại giá cả, giá tương đối hay tỷ giá (relative prices) và giá danh nghĩa (money price hay nominal price). Dù là đồng tiền nào thì 2 loại giá trên mặc định tồn tại.
- Thuyết cân bằng tổng quát để xác định số lượng hàng hóa và dịch vụ cần được sản xuất và tương quan của mức giá. Đây chính là giá tương đối.
- Thuyết số lượng tiền tệ xác định mức giá trung bình của các mặt hàng tính theo các đơn vị tiền. Đây chính là giá danh nghĩa.

Và đó chính là trục mà thế giới đang xoay vần theo:
- Sự khác nhau giữa giá tương đối và giá danh nghĩa được giải thích ở ví dụ sau.
- Luke là người công nhân cuối cùng được thuê vào công ty sản xuất đồ hộp. Luke có thể sản xuất 40 hộp tuần, trong 40 giờ làm việc. Thuyết cân bằng tổng quát dự đoán lương lúc này là một sản phẩm một giờ. Tuyệt nhiên không nhắc gì về tiền lương hoặc giá thị trường của sản phẩm. Giả sử thị trường cân bằng, Dennis kiếm được 1 USD/h và lúc này một hộp nhôm có giá 1 USD; tương tự, nếu Dennis kiếm được 10 USD/h thì giá 1 hộp là 10 USD.
- Đây là lúc Lý thuyết số lượng tiền tệ phát huy. Giá tiền hàng hóa phụ thuộc vào lượng tiền đang lưu thông bởi tiền là công cụ thúc đẩy thương mại. Giá của chiếc hộp thay đổi theo lượng tiền dự trữ và tác động ngược tới tiền lương lao động.

1584501470120.png

- Tiền lúc này không phải chủ đề chính của vấn đề giao thương. Nó là phương tiện để giúp con người trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn. Nếu xem nền kinh tế là một cỗ xe thì tiền thật sự không phải là một bánh xe mà nó chính là dầu nhớt.
- Quan điểm tiền là dầu nhớt cho ta một góc nhìn về bản chất kinh tế lúc này bao gồm nhu cầu con người, nguồn lực, công nghệ .. Và về góc nhìn dài hạn, tiền lúc này chỉ mang tính trung lập.

Ben Bernake và chiếc trực thăng:
- Con người không hiểu về sự trung lập của tiền tệ. Nhiều người dự đoán nếu số lượng tiền tệ tăng gấp đôi thì giá cả cũng thế mà thị trường vẫn vận hành tốt. Ông Ben Bernanke, nguyên giám đốc FED, dung cụm từ “máy bay trực thăng thả núi tiền” (Helicopter Ben) để nhấn mạnh việc ngân hàng trung ương bơm thanh khoản nhưng không gây tổn hại gì.

1584501019411.png

Ben Bernanke
- Nhà kinh tế học Milton Friedman gợi ý rằng chúng ta nên suy ngẫm về một viễn cảnh có một chiếc máy bay trực thăng luôn túc trực vòng quanh cả nước và liên tục thả các gói tiền. Nếu đơn giản thì sẽ thế này, giá cả hàng hóa tăng theo tỷ lệ thuận ngay. Nếu hôm nay một ly cà phê có giá 1$ nhưng khi bạn đi ngủ sang ngày thì nó có giá 2$ vì lượng tiền lưu thông đang gấp đôi. Lý thuyết số lượng tiền tệ nói rằng dài hạn thì tiền mang tính trung lập, tức là nó không tác động tỷ lệ thất nghiệp hay công nghệ sản xuất nhưng không có nghĩa ngắn hạn, thuyết này khẳng định điều trên.

1584501075459.png

- Thuyết cân bằng tổng quát dự đoán dự đoán rằng giá tương đối sẽ luôn điều chỉnh phù hợp với cung cầu sẽ tiến về trạng thái cân bằng còn Thuyết số lượng tiền tệ mức giá chung phụ thuộc tiền dự trữ nhưng khi tiền được bơm thì giá sẽ không thay đổi lập tức. Lúc này ta thấy ngay nếu trên tất cả khung thời gian từ ngắn đến dài hạn thì cả hai thuyết sẽ không cùng đúng. Sự sai khác này đến từ “ma sát kinh tế”.

Ma sát kinh tế:
- Nếu như lý thuyết đã nêu từ trước, rõ ràng giá cả sẽ liên tục điều chỉnh để tái lập sự hoàn hảo đúng với cung cầu nhưng thực tế, giá cả lại không đi nhanh như vậy. Ai trong chúng ta cũng thấy rằng giá cả luôn ổn định khá dài dù ngân hàng trung ương bơm tiền hàng tuần hàng tháng. Đó là do ma sát (friction) đã cản trờ sự tái lập cán cân cung cầu.
- Các nhà vật lý học dùng lực ma sát giải thích chuyển động lên xuống của một vật trên măt ngang hay sự mất động lượng cơ năng. Ở khía cạnh kinh tế, ma sát kinh tế (economic friction) để giải thích việc tiền tăng nhưng giá cả vẫn ổn định chưa lập tức điều chỉnh. Ma sát này triệt tiêu động lực điều chỉnh giá cả và nó chính là chi phí cho việc điều chỉnh giá cả. Chính chi phí ngăn các doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh giá cả sản phẩm.
- Mô hình kinh tế học cổ điển dễ dàng nhận định cầu lao động luôn bằng cung. Thực tế thì luôn có một tỷ lệ thất nghiệp nhất định, đây là hệ quả của ma sát kinh tế. Ma sát càng lớn thì tiền lương và giá cả sẽ được điều chỉnh chậm chạp thì hiển nhiên tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao và dai dẳng.

Đến đây, tôi xin được phép kết thúc chủ đề Kinh tế học cổ điển. Dù đây là một học thuyết rất xưa cũ nhưng nếu dành thời gian suy ngẫm, chúng ta thấy nó vẫn đúng rất nhiều trong nền kinh tế hiện đại. Hy vọng rằng chuỗi bài viết sẽ giúp mọi người thành công trong trading và cuộc sống.


Kinh tế học cổ điển
Kinh tế học cổ điển (P.2)
 

Đính kèm

Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Bên trên