Kinh tế học cổ điển

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 432
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Cội nguồn của tất cả các học thuyết kinh tế chính là Kinh tế học cổ điển. Học thuyết này là gốc rễ của môn kinh tế học. Các học thuyết kinh tế hiện nay chỉ bổ sung hoặc sửa đổi đôi chỗ cho hợp thời. Do vậy khi tìm hiểu đến kinh tế học, mọi người bắt đầu với Kinh tế học cổ điển.

Tóm lược:
- Có nhiều người hỏi tôi liệu rằng kinh tế học có phải là một bộ môn khoa học thực thụ? Tôi xin trả lời rằng kinh tế học là một môn khoa học và nó có sự đặc biệt hơn các môn khoa học khác bởi vì nó không phải là một bộ môn thực nghiệm.
- Kinh tế học là bộ môn khoa học xã hội đặt nặng sự suy nghiệm. Có nghĩa là nghiên cứu các hiện tượng chủ quan. Kinh tế học có nét giống với môn hóa học. Tương tự các nhà hóa học phải xác định một hợp chất chưa được biết với các điều kiện ràng buộc.


1584430717178.png

“Tính vị kỷ, chứ không phải lòng nhân từ của những người bán thịt, chủ cửa hàng rượu, hay người bán bánh mì, là điều đã mang lại cho chúng ta những bữa tối” – Adam Smith.

- Con người mà đặc trưng là tính vị kỷ chính là yếu tố then chốt mang lại lợi ích của mọi người trong xã hội.
- Kinh tế học cổ điển bao gồm: Lý thuyết cân bằng tổng quát (general equilibrium theory) và Lý thuyết số lượng tiền tệ (quantity theory of money)

Thuyết cân bằng tổng quát:
- Thuyết này được đưa ra vào năm 1874 bởi nhà kinh tế người Pháp, Leon Walras, giảng viên đại học Lausanne, Thụy Sĩ.


1584431010509.png

- Lý thuyết này giải thích vì sao hàng hóa được sản xuất ra với số lượng với số lượng xác định ở mức giá ngoài thực tế.
- Lý thuyết này cho chúng ta hiểu điều gì quyết định số giờ làm việc của mỗi người từ đó định ra giờ lương để thống kê thu nhập theo thời gian.

1. Nội dung:
- Theo Walras có 3 loại thị trường chính gồm thị trường sản phẩm, thị trường tư bản và thị trường lao động. Vốn dĩ cả 3 thị trường này độc lập với nhau nhưng vì con người luôn đề ra các kế hoạch và cố gắng thực hiện nên dẫn đến sự tương tác qua lại giữa các thị trường.
- Thị trường sản phẩm là nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá cả. Thị trường tư bản là nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay là giá tư bản. Thị trường lao động là nơi thuê mướn công nhân, tiền lương hay tiền công là giá lao động.
- Các doanh nhân là người sản xuất hàng hóa để bán. Muốn sản xuất, doanh nhân phải vay vốn trên thị trường tư bản và thuê công nhân trên thị trường lao động, trên thị trường này doanh nhân là sức cầu. Sản xuất được hàng hóa doanh nhân mang bán nó trên thị trường sản phẩm, ở đây doanh nhân là sức cung. Để vay tư bản, doanh nhân phải trả lãi suất, để thuê công nhân doanh nhân phải trả tiền lương, lãi suất và tiền lương gọi là chi phí sản xuất.
- Nếu giá bán hàng hóa trên thị trường sản phẩm của doanh nhân cao hơn chi phí sản xuất thì anh ta sẽ có lãi, doanh nhân có xu hướng mở rộng sản xuất. Để mở rộng sản xuất, anh ta phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân. Như vậy, sức cầu của doanh nhân tăng lên, làm cho giá cả tư bản và lao động tăng lên, tức là chi phí sản xuất tăng lên. Ngược lại, khi có thêm hàng hóa doanh nhân sẽ tăng thêm sản phẩm trên thị trường; do đó giá cả hàng hóa trên thị trường này sẽ giảm xuống dẫn đến thu nhập của doanh nhân bị giảm xuống.
- Khi thu nhập của những hàng hóa sản xuất tăng thêm giảm xuống ngang với chi phí sản xuất để sản xuất ra chúng, thì doanh nhân sẽ không có lời trong việcsản xuất thêm, nên không thuê thêm công nhân và không vay thêm tư bản nữa. Nhờ vậy, giá cả hàng hóa tư bản và lao động, tức là lãi suất và tiền lương ổnđịnh, từ đó làm cho giá hàng tiêu dùng ổn định. Ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng. Ông gọi đây là sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường.
- Điều kiện để có sự cân bằng là cân bằng giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, trạng thái cân bằng này được thực hiện thông qua sự dao động tự phát của cung cầu và giá cả.


1584431095973.png

2. Thực tiễn:
- Các nhà kinh tế học và cả chúng ta nếu suy xét thì sự cân bằng này là khả thi.
- Cần phải liên kết tất cả các khớp nối của thị trường ví dụ thực tế như sau giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông công cộng và do đó nhu cầu đi taxi tăng lên. Tiếp đến, liệu có đủ công nhân cần thiết để sản xuất lượng taxi tăng lên không? Ở mức lương nào? Ở những điều kiện chung nhất, các nhà kinh tế chỉ ra rằng có ít nhất một hệ thống mà trong đó số lượng hàng hóa và giá cả của mọi loại hàng hóa, bao gồm tiền lương và số lượng nhân công nhân trong từng ngành công nghiệp sẽ cân bằng về một điểm.
- Dường như đang có một vị Chúa trời điều chỉnh thị trường, thị trường vận hành với một sự tương tác tốt đến kinh ngạc. Điều mà Adam Smith gọi là “Bàn tay vô hình”.


Kinh tế học cổ điển (P2)
Kinh tế học cổ điển (P3)
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Last edited:
    Bên trên