Mỗi tháng tạo lợi nhuận 4.5%- Hệ thống chuẩn xác FXCE ConTest.

vng
vng
Bình luận: 66Lượt xem: 7,133
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Tung đồng xu để có cơ hội lấy 100.000 USD hay từ chối để nhận ngay 10.000 USD? Câu trả lời sẽ cho bạn biết an toàn hay mạo hiểm mới là chìa khóa cho thành công lâu dài

Mỗi quyết định đều đem lại những rủi ro không ai có thể lường trước được. Việc đánh giá đúng rủi ro sẽ giúp bạn dễ dàng chấp nhận kết quả cuối cùng, dù thành công hay thất bại.

Cuộc sống là một chuỗi những giao dịch: Mọi thứ bạn làm đều phải trả giá bằng một thứ khác.

Nhiều lựa chọn trong số đó, đặc biệt là những thứ liên quan tới cuộc sống thường ngày, khá vô nghĩa. Chẳng hạn, dù bạn chọn chuối hay táo cho bữa ăn xế, điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cuộc đời bạn về lâu dài. Tuy nhiên, có những lựa chọn đem lại tác động vô cùng lớn lao. Giả sử bạn được đề nghị một công việc thú vị, nhưng bạn sẽ phải chuyển đến một thành phố khác mình không thích nếu chấp nhận. Bạn chỉ có vài ngày để quyết định. Vậy bạn nên làm gì?

Để có thể đưa ra quyết định tốt nhất có thể - quyết định giúp bạn tới gần hơn với cuộc sống mơ ước của mình, bạn cần biết về rủi ro. Nhưng để làm điều này, trước tiên bạn phải hiểu tại sao chúng ta lại rất tệ trong việc đánh giá nó. Có 3 lý do chính cho việc này:

Lý do đầu tiên là chúng ta không biết xác định rủi ro như thế nào. Chúng ta thường liên hệ rủi ro với “nguy hiểm, nhưng thực tế là cuộc sống luôn đầy những bất định. Rủi ro có mặt ở khắp mọi nơi, vì thế chúng ta nên rèn kỹ năng phân tích nó.

Lý do thứ hai là chúng ta không biết tính toán rủi ro như thế nào. Thực ra, đó đơn giản chỉ là toán học. Giả sử bạn phải lựa chọn giữa 2 canh bạc sau:

- Bạn tung đồng xu, nếu ra mặt ngửa, bạn sẽ có 100.000 USD; nếu ra mặt sấp, bạn sẽ chẳng có gì cả.

- Bạn không tung đồng xu và nhận luôn 10.000 USD tiền đảm bảo.


Mấu chốt ở chỗ, phương án thứ hai thực ra chẳng phải là một canh bạc gì cả. Việc bạn có 10.000 USD là kết quả chắc chắn sẽ xảy ra - đó chính là lý do tại sao hầu hết mọi người đều chọn phương án nhận số tiền này. Trong con mắt của một nhà kinh tế học, 10.000 USD đó chính là một “khoản chắc chắn tương đương”. Theo như trang web tài chính Investopia, thuật ngữ này có nghĩa là “một khoản lợi nhuận đảm bảo mà một người sẽ chấp nhận ngay bây giờ thay vì cơ hội có được một khoản lợi nhuận cao hơn trong tương lai nhưng không chắc chắn”.

Xung quanh chúng ta đều là những “khoản chắc chắn tương đương” này. Bạn trả công ty bảo hiểm 50 USD/tháng để tránh mất một khoản tiền lớn nếu xe bị hư hại. Bạn đến nhà hàng yêu thích của mình thay vì quán ăn gần nhà vì muốn đảm bảo sẽ có một bữa ăn ngon. Trong công việc, nếu sếp đề nghị tăng lương 10% để giữ chân bạn, bạn sẽ ở lại. Bạn đã quen với công việc và đồng nghiệp - tại sao lại bỏ việc chỉ vì một vị trí mà bạn chưa biết chắc có tốt hơn hay không?


Tuy nhiên, nếu phân tích rủi ro thông qua những con số, bạn sẽ thấy việc chấp nhận rủi ro không phải là không có lợi. Người ta gọi đó là “giá trị mong đợi”.

- Cơ hội để bạn thắng 100.000 USD là 50% (hoặc 0,5 theo toán học).

- Cơ hội để bạn thắng 0 USD cũng là 50%.

- Để có kết quả trung bình, hãy gộp hai thứ lại: 100.000 USD x 0,5 + 0 USD x 0,5 = 50.000 USD.

Tung đồng xu để có cơ hội lấy 100.000 USD hay từ chối để nhận ngay 10.000 USD? Câu trả lời sẽ cho bạn biết an toàn hay mạo hiểm mới là chìa khóa cho thành công lâu dài - Ảnh 2.
Dĩ nhiên, ai cũng sẽ bực mình nếu rơi vào trường hợp không nhận được đồng nào. Bạn sẽ cảm thấy bực bội đến mức không muốn cá cược thêm lần nào khác. Tuy nhiên, càng cược nhiều lần, bạn sẽ càng tiến gần hơn tới con số 50.000 USD/vòng. Vì thế, chọn phương án tung đồng xu liên tục thay vì chọn 10.000 USD sẽ tối đa hóa thu nhập của bạn.

Lý do thứ ba và cũng là cuối cùng: Chúng ta rất tệ trong trong việc đánh giá rủi ro - kết quả từ hai điều trên. Chúng ta thường loại bỏ thực tế là chọn cái này thì sẽ mất cái kia. Chưa kể, thứ mà chúng ta có được từ phương án B sẽ biến mất, cùng với rủi ro mà nó đem lại, khi chúng ta chọn phương án A. Vì thế, chúng ta sẽ có xu hướng nghiêng về phía phương án an toàn nhiều hơn mức chúng ta nên làm, để rồi phải trả một cái giá rất đắt sau này: hối hận.

Dù không phải lựa chọn nào cũng có thể phân tích bằng những con số khô khan, bạn có thể rèn cho bản thân kỹ năng để đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chấp nhận rủi ro và thất bại. Liệu bạn có sẵn sàng đối mặt với nó không? Liệu bạn có thể bỏ qua một bữa ăn dở tệ cùng bạn bè và hy vọng nhà hàng mới tiếp theo sẽ thật tuyệt vời? Liệu bạn có cảm thấy thỏa mãn sau khi chuyển sang một công việc hóa ra lại không được như ý lắm?

Nếu câu trả lời là có, hãy tưởng tưởng điều gì sẽ đến nếu điều ngược lại xảy ra. Hãy tưởng tượng rằng bạn thành công. Ở đâu đó trong những cơ hội ngoài kia chính là cuộc sống tuyệt vời bạn hằng mong ước. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó nếu không dám chấp nhận rủi ro.

(Theo Medium)
 
T

tonganh1991

Thành viên
  • T

    tonganh1991

Tung đồng xu để có cơ hội lấy 100.000 USD hay từ chối để nhận ngay 10.000 USD? Câu trả lời sẽ cho bạn biết an toàn hay mạo hiểm mới là chìa khóa cho thành công lâu dài

Mỗi quyết định đều đem lại những rủi ro không ai có thể lường trước được. Việc đánh giá đúng rủi ro sẽ giúp bạn dễ dàng chấp nhận kết quả cuối cùng, dù thành công hay thất bại.

Cuộc sống là một chuỗi những giao dịch: Mọi thứ bạn làm đều phải trả giá bằng một thứ khác.

Nhiều lựa chọn trong số đó, đặc biệt là những thứ liên quan tới cuộc sống thường ngày, khá vô nghĩa. Chẳng hạn, dù bạn chọn chuối hay táo cho bữa ăn xế, điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cuộc đời bạn về lâu dài. Tuy nhiên, có những lựa chọn đem lại tác động vô cùng lớn lao. Giả sử bạn được đề nghị một công việc thú vị, nhưng bạn sẽ phải chuyển đến một thành phố khác mình không thích nếu chấp nhận. Bạn chỉ có vài ngày để quyết định. Vậy bạn nên làm gì?

Để có thể đưa ra quyết định tốt nhất có thể - quyết định giúp bạn tới gần hơn với cuộc sống mơ ước của mình, bạn cần biết về rủi ro. Nhưng để làm điều này, trước tiên bạn phải hiểu tại sao chúng ta lại rất tệ trong việc đánh giá nó. Có 3 lý do chính cho việc này:

Lý do đầu tiên là chúng ta không biết xác định rủi ro như thế nào. Chúng ta thường liên hệ rủi ro với “nguy hiểm, nhưng thực tế là cuộc sống luôn đầy những bất định. Rủi ro có mặt ở khắp mọi nơi, vì thế chúng ta nên rèn kỹ năng phân tích nó.

Lý do thứ hai là chúng ta không biết tính toán rủi ro như thế nào. Thực ra, đó đơn giản chỉ là toán học. Giả sử bạn phải lựa chọn giữa 2 canh bạc sau:

- Bạn tung đồng xu, nếu ra mặt ngửa, bạn sẽ có 100.000 USD; nếu ra mặt sấp, bạn sẽ chẳng có gì cả.

- Bạn không tung đồng xu và nhận luôn 10.000 USD tiền đảm bảo.


Mấu chốt ở chỗ, phương án thứ hai thực ra chẳng phải là một canh bạc gì cả. Việc bạn có 10.000 USD là kết quả chắc chắn sẽ xảy ra - đó chính là lý do tại sao hầu hết mọi người đều chọn phương án nhận số tiền này. Trong con mắt của một nhà kinh tế học, 10.000 USD đó chính là một “khoản chắc chắn tương đương”. Theo như trang web tài chính Investopia, thuật ngữ này có nghĩa là “một khoản lợi nhuận đảm bảo mà một người sẽ chấp nhận ngay bây giờ thay vì cơ hội có được một khoản lợi nhuận cao hơn trong tương lai nhưng không chắc chắn”.

Xung quanh chúng ta đều là những “khoản chắc chắn tương đương” này. Bạn trả công ty bảo hiểm 50 USD/tháng để tránh mất một khoản tiền lớn nếu xe bị hư hại. Bạn đến nhà hàng yêu thích của mình thay vì quán ăn gần nhà vì muốn đảm bảo sẽ có một bữa ăn ngon. Trong công việc, nếu sếp đề nghị tăng lương 10% để giữ chân bạn, bạn sẽ ở lại. Bạn đã quen với công việc và đồng nghiệp - tại sao lại bỏ việc chỉ vì một vị trí mà bạn chưa biết chắc có tốt hơn hay không?


Tuy nhiên, nếu phân tích rủi ro thông qua những con số, bạn sẽ thấy việc chấp nhận rủi ro không phải là không có lợi. Người ta gọi đó là “giá trị mong đợi”.

- Cơ hội để bạn thắng 100.000 USD là 50% (hoặc 0,5 theo toán học).

- Cơ hội để bạn thắng 0 USD cũng là 50%.

- Để có kết quả trung bình, hãy gộp hai thứ lại: 100.000 USD x 0,5 + 0 USD x 0,5 = 50.000 USD.

Tung đồng xu để có cơ hội lấy 100.000 USD hay từ chối để nhận ngay 10.000 USD? Câu trả lời sẽ cho bạn biết an toàn hay mạo hiểm mới là chìa khóa cho thành công lâu dài - Ảnh 2.
Dĩ nhiên, ai cũng sẽ bực mình nếu rơi vào trường hợp không nhận được đồng nào. Bạn sẽ cảm thấy bực bội đến mức không muốn cá cược thêm lần nào khác. Tuy nhiên, càng cược nhiều lần, bạn sẽ càng tiến gần hơn tới con số 50.000 USD/vòng. Vì thế, chọn phương án tung đồng xu liên tục thay vì chọn 10.000 USD sẽ tối đa hóa thu nhập của bạn.

Lý do thứ ba và cũng là cuối cùng: Chúng ta rất tệ trong trong việc đánh giá rủi ro - kết quả từ hai điều trên. Chúng ta thường loại bỏ thực tế là chọn cái này thì sẽ mất cái kia. Chưa kể, thứ mà chúng ta có được từ phương án B sẽ biến mất, cùng với rủi ro mà nó đem lại, khi chúng ta chọn phương án A. Vì thế, chúng ta sẽ có xu hướng nghiêng về phía phương án an toàn nhiều hơn mức chúng ta nên làm, để rồi phải trả một cái giá rất đắt sau này: hối hận.

Dù không phải lựa chọn nào cũng có thể phân tích bằng những con số khô khan, bạn có thể rèn cho bản thân kỹ năng để đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chấp nhận rủi ro và thất bại. Liệu bạn có sẵn sàng đối mặt với nó không? Liệu bạn có thể bỏ qua một bữa ăn dở tệ cùng bạn bè và hy vọng nhà hàng mới tiếp theo sẽ thật tuyệt vời? Liệu bạn có cảm thấy thỏa mãn sau khi chuyển sang một công việc hóa ra lại không được như ý lắm?

Nếu câu trả lời là có, hãy tưởng tưởng điều gì sẽ đến nếu điều ngược lại xảy ra. Hãy tưởng tượng rằng bạn thành công. Ở đâu đó trong những cơ hội ngoài kia chính là cuộc sống tuyệt vời bạn hằng mong ước. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó nếu không dám chấp nhận rủi ro.

(Theo Medium)
bài viết hay, chọn rủi ro hay cơ hội
 
  • Like
Reactions: vng
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Quan chức Fed kêu gọi Mỹ tăng hỗ trợ tài khóa để cứu nền kinh tế

Investing - Nền kinh tế Mỹ, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng Covid-19, cần phải tăng chi tiêu công để có thể khống chế tốt hơn virus, các quan chức của Fed nói hôm thứ Hai.

Đề nghị tăng chi tiêu công này được đưa ra khi các nhà lập pháp Mỹ và Nhà Trắng nối lại những cuộc đàm phán về một gói kích thích mới, bao gồm việc kéo dài chi trả một khoản tiền cho người thất nghiệp, một chính sách đã hết hiệu lực từ hôm thứ Sáu.

Chủ tịch Fed Chicago, Charles Evans, nói với các phóng viên qua điện thoại: “Quả bóng đang ở trong chân của Quốc Hội”. “Chính sách tài khóa là cơ bản để có một triển vọng tốt hơn, một đà phục hồi mạnh hơn và đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm, mọi người sẽ quay trở lại làm việc an toàn hơn và các trường học cuối cùng cũng có thể được mở cửa trở lại một cách an toàn”.

Nếu không có các khoản hỗ trợ của Chính phủ, Evans nói “tổng cầu sẽ gặp rắc rối”. Nói cách khác: người dân sẽ dừng chi tiêu và nền kinh tế sẽ suy thoái.

Hay, như Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin, nói: “lấy đi sự hỗ trợ mà người dân và các doanh nghiệp đang được hưởng là một hành động gây đau đớn”.

Các ý kiến của Fed về chi tiêu công nói trên được đưa ra trong khi Đảng Cộng hòa vẫn đang miễn cưỡng để chi nhiều hơn mức 3.000 tỷ USD mà Quốc Hội đã cam kết để chống lại sức ảnh hưởng của virus. Nhưng mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn, Barkin nói.

“4 tháng trước, khi gói kích thích đầu tiên được thông qua, chúng ta nghĩ rằng chỉ là một ổ gà và chúng ta sẽ vượt qua với một tấm thép vá”, ông nói tại Phòng Thương mại Bắc Virginia. “Giờ đây sự lây lan của virus đã tạo ra một hố lớn và chúng ta cần những tấm thép dài hơn”.

Cùng chia sẻ các ý kiến trên là Chủ tịch Fed Dallas, Robert Kaplan, và Chủ tịch Fed St. Louis, James Bullard. Kaplan không nghĩ rằng các khoản trợ cấp hàng tuần 600 USD cho người thất nghiệp sẽ khiến các doanh nghiệp khó tuyển dụng hơn. Trong khi đó, Bullard cho biết những nỗ lực trước đó để giữ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vượt qua khủng hoảng đã được đền đáp.

"Chúng tôi đã xem xét một số nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện công việc của mình: tôi đang nghe điều này từ thị trường", Kaplan nói với Bloomberg TV hôm thứ Hai khi được hỏi về việc liệu khoản tiền hỗ trợ người thất nghiệp có đang ngăn cản mọi người quay trở lại làm việc hay không.

"Mặc dù có thể khiến một số doanh nghiệp cá nhân khó tìm được người làm hơn, nhưng nó đã giúp tạo ra việc làm, bởi vì nó giúp tăng chi tiêu của người tiêu dùng, do đó hiệu quả ròng có lẽ vẫn là tích cực đối với việc làm."

Kaplan cũng cho biết ông không đồng ý với đồng nghiệp của mình, Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, người vào cuối tuần cho biết ông nghĩ rằng nền kinh tế Hoa Kỳ nên ngừng hoạt động trở lại trong bốn đến sáu tuần để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Thay vào đó, Kaplan cho biết, việc mang khẩu trang trên phạm vi rộng có thể làm giảm đáng kể sự lây lan của virus mà không cần phong tỏa. "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải học cách sống với virus này. Chúng ta sẽ phải học cách tham gia lại vào các hoạt động hàng ngày nhưng vẫn kiểm soát được virus", ông nói. "Đeo khẩu trang trên diện rộng là điều cần thiết."

Bullard cũng vậy, nhấn mạnh việc đeo khẩu trang là một công cụ quản lý rủi ro mạnh, đặc biệt là ông không hy vọng các quan chức y tế có thể giảm tỷ lệ truyền bệnh xuống 0 vì nó rất dễ lây lan. Ông cũng cảnh báo không nên quá chú trọng vào việc phát triển một loại vacxin thành công.

"Nếu bạn quá chú trọng vào ý tưởng rằng vacxin sẽ đến và cứu chúng ta, và ai đó sẽ giải quyết một vấn đề khoa học rất khó khăn ... thì bạn sẽ khiến mọi người không làm gì cả và ngồi chờ đợi vacxin", Bullard cho biết trong một bài thuyết trình trong một sự kiện trực tuyến được tổ chức bởi Fed tại Memphis, Tennessee. "Vì vậy, nếu bạn làm điều đó, bạn có nguy cơ bị suy thoái vì bạn có thể gặp nhiều thất bại trong kinh doanh trong khi chờ đợi, có khả năng còn rất lâu nữa mới có vacxin".

Ý kiến của các chủ tịch ngân hàng khu vực được đưa ra chỉ vài ngày sau cuộc họp chính sách hai ngày gần đây nhất của Fed, tại đó, các quan chức đã lặp lại cam kết sẽ làm tất cả trong khả năng của mình để giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái bắt đầu vào tháng Hai khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát trên toàn cầu. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 - và dự kiến sẽ duy trì mức lãi suất này trong nhiều năm - và đã triển khai khoảng một chục chương trình khẩn cấp để hỗ trợ thị trường tài chính và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Bullard cũng cho biết ông hy vọng rằng tăng trưởng kinh tế đã hồi phục trong quý thứ ba, nhưng sau khi bắt đầu hồi phục tốt hơn dự kiến vào tháng 5 và tháng 6, sự phục hồi đã chậm lại trong tháng 7 với sự hồi sinh của virus ở nhiều khu vực của Mỹ.

"Chúng tôi sẽ không mong đợi một sự chuyển đổi hoàn toàn suôn sẻ khi bạn tiến lên bởi vì đây là một cuộc khủng hoảng và sẽ có những thăng trầm," Bullard nói.

Hôm thứ Hai, dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ tăng ngay cả khi tình trạng mất việc làm tại các nhà máy vẫn còn. California - tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ - đã báo cáo số ca nhập viện giảm, nhưng tiểu bang vẫn có một ổ dịch nghiêm trọng, tập trung vào người Latin.

Evans, trong một cuộc gọi với các phóng viên, nói rằng các con số không đồng đều về dịch bệnh là một "bản cáo trạng" về sự tiếp cận không công bằng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ.

"Tình trạng chăm sóc sức khỏe bình đẳng ở đất nước này là một vực thẳm," ông nói.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Tung đồng xu để có cơ hội lấy 100.000 USD hay từ chối để nhận ngay 10.000 USD? Câu trả lời sẽ cho bạn biết an toàn hay mạo hiểm mới là chìa khóa cho thành công lâu dài

Mỗi quyết định đều đem lại những rủi ro không ai có thể lường trước được. Việc đánh giá đúng rủi ro sẽ giúp bạn dễ dàng chấp nhận kết quả cuối cùng, dù thành công hay thất bại.

Cuộc sống là một chuỗi những giao dịch: Mọi thứ bạn làm đều phải trả giá bằng một thứ khác.

Nhiều lựa chọn trong số đó, đặc biệt là những thứ liên quan tới cuộc sống thường ngày, khá vô nghĩa. Chẳng hạn, dù bạn chọn chuối hay táo cho bữa ăn xế, điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cuộc đời bạn về lâu dài. Tuy nhiên, có những lựa chọn đem lại tác động vô cùng lớn lao. Giả sử bạn được đề nghị một công việc thú vị, nhưng bạn sẽ phải chuyển đến một thành phố khác mình không thích nếu chấp nhận. Bạn chỉ có vài ngày để quyết định. Vậy bạn nên làm gì?

Để có thể đưa ra quyết định tốt nhất có thể - quyết định giúp bạn tới gần hơn với cuộc sống mơ ước của mình, bạn cần biết về rủi ro. Nhưng để làm điều này, trước tiên bạn phải hiểu tại sao chúng ta lại rất tệ trong việc đánh giá nó. Có 3 lý do chính cho việc này:

Lý do đầu tiên là chúng ta không biết xác định rủi ro như thế nào. Chúng ta thường liên hệ rủi ro với “nguy hiểm, nhưng thực tế là cuộc sống luôn đầy những bất định. Rủi ro có mặt ở khắp mọi nơi, vì thế chúng ta nên rèn kỹ năng phân tích nó.

Lý do thứ hai là chúng ta không biết tính toán rủi ro như thế nào. Thực ra, đó đơn giản chỉ là toán học. Giả sử bạn phải lựa chọn giữa 2 canh bạc sau:

- Bạn tung đồng xu, nếu ra mặt ngửa, bạn sẽ có 100.000 USD; nếu ra mặt sấp, bạn sẽ chẳng có gì cả.

- Bạn không tung đồng xu và nhận luôn 10.000 USD tiền đảm bảo.


Mấu chốt ở chỗ, phương án thứ hai thực ra chẳng phải là một canh bạc gì cả. Việc bạn có 10.000 USD là kết quả chắc chắn sẽ xảy ra - đó chính là lý do tại sao hầu hết mọi người đều chọn phương án nhận số tiền này. Trong con mắt của một nhà kinh tế học, 10.000 USD đó chính là một “khoản chắc chắn tương đương”. Theo như trang web tài chính Investopia, thuật ngữ này có nghĩa là “một khoản lợi nhuận đảm bảo mà một người sẽ chấp nhận ngay bây giờ thay vì cơ hội có được một khoản lợi nhuận cao hơn trong tương lai nhưng không chắc chắn”.

Xung quanh chúng ta đều là những “khoản chắc chắn tương đương” này. Bạn trả công ty bảo hiểm 50 USD/tháng để tránh mất một khoản tiền lớn nếu xe bị hư hại. Bạn đến nhà hàng yêu thích của mình thay vì quán ăn gần nhà vì muốn đảm bảo sẽ có một bữa ăn ngon. Trong công việc, nếu sếp đề nghị tăng lương 10% để giữ chân bạn, bạn sẽ ở lại. Bạn đã quen với công việc và đồng nghiệp - tại sao lại bỏ việc chỉ vì một vị trí mà bạn chưa biết chắc có tốt hơn hay không?


Tuy nhiên, nếu phân tích rủi ro thông qua những con số, bạn sẽ thấy việc chấp nhận rủi ro không phải là không có lợi. Người ta gọi đó là “giá trị mong đợi”.

- Cơ hội để bạn thắng 100.000 USD là 50% (hoặc 0,5 theo toán học).

- Cơ hội để bạn thắng 0 USD cũng là 50%.

- Để có kết quả trung bình, hãy gộp hai thứ lại: 100.000 USD x 0,5 + 0 USD x 0,5 = 50.000 USD.

Tung đồng xu để có cơ hội lấy 100.000 USD hay từ chối để nhận ngay 10.000 USD? Câu trả lời sẽ cho bạn biết an toàn hay mạo hiểm mới là chìa khóa cho thành công lâu dài - Ảnh 2.
Dĩ nhiên, ai cũng sẽ bực mình nếu rơi vào trường hợp không nhận được đồng nào. Bạn sẽ cảm thấy bực bội đến mức không muốn cá cược thêm lần nào khác. Tuy nhiên, càng cược nhiều lần, bạn sẽ càng tiến gần hơn tới con số 50.000 USD/vòng. Vì thế, chọn phương án tung đồng xu liên tục thay vì chọn 10.000 USD sẽ tối đa hóa thu nhập của bạn.

Lý do thứ ba và cũng là cuối cùng: Chúng ta rất tệ trong trong việc đánh giá rủi ro - kết quả từ hai điều trên. Chúng ta thường loại bỏ thực tế là chọn cái này thì sẽ mất cái kia. Chưa kể, thứ mà chúng ta có được từ phương án B sẽ biến mất, cùng với rủi ro mà nó đem lại, khi chúng ta chọn phương án A. Vì thế, chúng ta sẽ có xu hướng nghiêng về phía phương án an toàn nhiều hơn mức chúng ta nên làm, để rồi phải trả một cái giá rất đắt sau này: hối hận.

Dù không phải lựa chọn nào cũng có thể phân tích bằng những con số khô khan, bạn có thể rèn cho bản thân kỹ năng để đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chấp nhận rủi ro và thất bại. Liệu bạn có sẵn sàng đối mặt với nó không? Liệu bạn có thể bỏ qua một bữa ăn dở tệ cùng bạn bè và hy vọng nhà hàng mới tiếp theo sẽ thật tuyệt vời? Liệu bạn có cảm thấy thỏa mãn sau khi chuyển sang một công việc hóa ra lại không được như ý lắm?

Nếu câu trả lời là có, hãy tưởng tưởng điều gì sẽ đến nếu điều ngược lại xảy ra. Hãy tưởng tượng rằng bạn thành công. Ở đâu đó trong những cơ hội ngoài kia chính là cuộc sống tuyệt vời bạn hằng mong ước. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó nếu không dám chấp nhận rủi ro.

(Theo Medium)
Hôm nay tung đồng xu và thua xấp mặt. Xin lỗi ACE vì đã mạo hiểm, hi vọng vẫn còn cơ hội phía trước. Chúc mọi người may mắn!
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Đồng Đô la giảm với những lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ

Investing - Đồng Đô la Mỹ đã giảm ở châu Á vào sáng thứ Tư, với hy vọng về sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ sau COVID-19 tiếp tục giảm. Các nhà đầu tư rút lui khỏi đồng bạc xanh khi Quốc hội Hoa Kỳ không đạt được sự đồng thuận về các biện pháp kích thích mới nhất và lợi tức của Hoa Kỳ tiếp tục giảm mạnh.

Các nhà đàm phán của Nhà Trắng, cuối ngày thứ Ba, tuyên bố sẽ làm việc "suốt ngày đêm" để đạt được thỏa thuận chi tiêu vào cuối tuần, nhưng Bộ trưởng Tài chính cảnh báo họ không "đi gần" với đề xuất 3,4 nghìn tỷ USD của các nhà lãnh đạo Dân chủ.

“Thất bại trong việc đồng thuận về một gói tài chính đã làm đồng Đô la Mỹ giảm”, Imre Speizer, nhà phân tích FX tại Westpac, nói với Reuters.

“Vì vậy, nếu họ đồng ý một cái gì đó trong vài ngày tới, hãy xem đồng Đô la bật tăng trở lại”, ông nói. “Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta có được điều đó, tôi nghĩ đồng Đô la vẫn sẽ yếu trong những tháng còn lại của năm”, ông nói.

Chỉ số đồng Đô la, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ các loại tiền tệ khác, giảm 0,09% xuống 93,148 lúc 10 AM ET (3 giờ GMT).

Tỷ giá USD/JPY đã giảm 0,14% xuống 105,56.

Tỷ giá AUD/USD tăng 0,23% lên 0,7177. Bên kia bờ biển Tasman, tỷ giá NZD/USDđã tăng 0,17% lên 0,6633, với NZD được hỗ trợ bởi tỷ lệ thất nghiệp giảm bất ngờ.

Tỷ giá USD/CNY đã giảm 0,09% xuống còn 6,9656. Các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc được cho là sẽ họp để xem xét việc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước, cũng như thảo luận về những bất đồng trong hội nghị truyền hình ngày 15 tháng 8.

Tỷ giá GBP/USD đã tăng 0,14% lên 1,3079.

Trong khi đó, đồng Euro tăng giá sau khi Liên minh châu Âu đạt được sự đồng thuận về gói giải cứu COVID-19 vào tháng Bảy. Đồng Euro đã ghi nhận tháng tăng mạnh nhất trong gần một thập kỷ so với đồng bạc xanh cũng trong tháng 7.

Nhưng một số nhà đầu tư cho rằng vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho đồng bạc xanh, với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vẫn còn nghi ngờ về khả năng của gói kích thích EU để khởi động sự phục hồi kinh tế châu Âu sau COVID-19.

“Các cuộc điều tra cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang nắm giữ rất nhiều cổ phiếu của Hoa Kỳ, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ, và có ý định xoay sang Eurozone và nhận thấy đồng Euro đang rẻ”, người đứng đầu mảng thị trường toàn cầu của ING, Chris Turner nói với Reuters.

“Nếu vòng xoay này đến ... thì EUR/USD có thể đạt 1,25”.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Mỹ - Trung dự kiến rà soát lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào giữa tháng 8

Investing - Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang lên kế hoạch đáng giá thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa 2 quốc gia trong tháng này, trong bối cảnh căng thẳng vẫn đang gia tăng, theo những nguồn tin nói vắn tắt về vấn đề này.

Cuộc thảo luận, dẫn đầu bởi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, sẽ diễn ra vào khoảng ngày 15 tháng 8, sáu tháng sau khi thỏa thuận có hiệu lực, theo chỉ dẫn trong văn bản của hiệp định, nguồn tin cho biết.

Các cuộc đàm phán theo kế hoạch đã được báo cáo trước đó vào thứ Ba bởi The Wall Street Journal.

Nhà Trắng đã từ chối bình luận, và văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu đưa ra bình luận.

Thư ký báo chí Nhà Trắng, Kayleigh McEnany, nói trong một cuộc họp ngắn trước đó về việc Trung Quốc không đạt được các mục tiêu năng lượng đã hứa rằng: “Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ của mình trong thỏa thuận giai đoạn một và hoàn thành thỏa thuận”.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Cuộc đời bạn sẽ là chuỗi thất bại nếu không vượt qua được những suy nghĩ này

Con đường đi đến thành công luôn có những trở ngại. Đừng tự hỏi bao giờ bạn mới giàu có và thành công nếu còn chưa vượt qua được những trở ngại của chính bản thân.
Trở ngại khiến mọi người chưa thành công phổ biến nhất là những nhược điểm trong chính bản thân chúng ta. Đừng băn khoăn và lo sợ, hãy cứ làm những gì bạn cho là đúng vì “thất bại là mẹ thành công”. Nếu bạn muốn thành công từ chính những thất bại đã gặp thì hãy vượt qua những nguyên nhân ngăn cản bạn đến với thành công.
Lựa chọn con đường để thành công.
Lựa chọn con đường để thành công.
1. Đổ lỗi cho người khác.
Đừng đổ lỗi cho người khác về những thất bại mà bạn gặp phải. Hãy có trách nhiệm với công việc mà bạn đang làm, đừng biện minh cho xã hội, nghèo khó hay bất kỳ ai vì xã hội cũng có nhiều người như bạn, hoàn cảnh không tốt như bạn nhưng họ vẫn vươn lên và thành công trên chính con đường, công việc mà họ chọn. Những người thành công là những người biết vượt lên trên hoàn cảnh, khó khăn. Thời gian mà họ tìm cách để đổ lỗi cho ai đó họ sẽ tìm cách giải quyết, sửa chữa những rắc rối mà họ gặp phải.
2. Tập trung quá nhiều vào điều tiêu cực
Cuộc sống luôn có những tình huống tiêu cực mà bạn không thể kiểm soát. Nhưng chính những rắc rối, tiêu cực giúp bạn biết rằng, không có con đường nào dẫn đến thành công mà không có chông gai. Dù bạn đang thành công hay thất bại thì đừng quá tập trung về những điều tiêu cực. Hãy lạc quan, luôn hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính cách nhìn tích cực sẽ giúp bạn gia tăng nhiều cơ hội thành công cho bản thân.
Sợ hãi là điều ngăn trở bạn đến với thành công.
Sợ hãi là điều ngăn trở bạn đến với thành công.
3. E sợ trước khó khăn
Bạn nên bỏ từ “sợ”, “e ngại” trong từ điển của bạn. Đừng e ngại hay sợ sệt bất cứ điều gì, hãy làm theo những gì bạn cho là đúng dù nó dẫn đến thất bại hay thành công thì ít nhất bạn nhận thức được khả năng của mình, có được những bài học của riêng bản thân từ đó cải thiện chúng và phát triển hơn nữa.
4. Luôn chọn con đường dễ dàng
Ai trong số chúng ta đều muốn tìm được con đường đi dễ dàng để thành công. Nhưng thực tế, cuộc sống luôn có nhiều khó khăn hơn bạn tưởng. Đôi khi những con đường tưởng chừng là dễ dàng nhưng lại tiềm ẩn những trở ngại không thể ngờ. Hãy cố gắng khám phá giới hạn của bản thân, tìm được con đường đúng đắn, khó khăn, gập ghềnh nhưng mang lại trái ngọt và xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.
Mỗi người sẽ phải trải qua những khó khăn nhất định của cuộc đời. Bạn nên rèn luyện bản thân thật nhiều khi còn trẻ.

5. Hành hạ bản thân
Hãy biết cách yêu quý bản thân, đừng vì những cảm xúc hay những khó khăn nhất thời mà lúc nào cũng đổ lỗi cho chính mình. Bạn cần học cách yêu chính bản thân mình, tìm cách đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, tình huống khó khăn. Đừng che giấu cảm xúc trong lòng, hãy giải toả khi cần thiết để có được tinh thần tràn đầy sức sống và luôn hướng đến những điều tốt đẹp, giàu năng lượng để thành công.
Người thành công luôn biết cách yêu thương chịnh mình.
Người thành công luôn biết cách yêu thương chịnh mình.
6. Vô ơn
Cách tốt nhất để hài lòng với những gì mình đang có trong cuộc sống, thành công mình đang nắm giữ đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn nuôi dưỡng hạnh phúc và nó cũng nuôi dưỡng sự thành công. Những kẻ không trân trọng cuộc sống sẽ luôn bận rộn với các suy nghĩ phức tạp mà không có thời gian để tạo dựng thành công. Biết ơn từng điều nhỏ bé trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng tìm ra kim chỉ nam cho con đường tìm kiếm thành công của mình.
7. Chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân
Luôn luôn tập trung vào lợi ích của bản thân sẽ không giúp bạn thành công và giàu có hơn. Tích lũy của cải và thăng tiến bằng sự ích kỷ, đố kỵ, kiêu căng, và lợi dụng người khác... thì bạn thực sự là người chẳng có gì. Hãy biết sống cùng với thành công một cuộc sống chan hoà, hạnh phúc bằng cách giúp đỡ quan tâm người khác hơn là chỉ vun đắp cho chính bản thân mình. Thành công bền vững dựa trên nền tảng của một người có tâm hồn đẹp.
8. Dễ bị phân tâm
Bạn chuẩn bị tung ra sản phẩm mới và có thể sản phẩm này sẽ đặt dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của bạn nhưng bạn cũng vừa đặt vé máy bay đi du lịch châu Âu. Sự thư giãn nghỉ ngơi và điều cần thiết trong cuộc sống, nhưng mất tập trung vào việc thực hiện ước mơ của chính bản thân là một điều không nên. Bạn nên hạn chế phân tâm vào những điều không có tác dụng nhiều đến thành công, thậm chí là cản trở thành công. Hãy thực hiện đúng mục tiêu một cách tập trung; giải trí và nghỉ ngơi đúng lúc và khi cần thiết.
9. Sống không mục đích
Trách nhiệm của bản thân bạn là xác định mục tiêu cuộc sống một cách rõ ràng. Xác định rõ mục tiêu sống đích thực của bản thân cũng chính là một thành công. Mục đích sống của bạn là để làm việc, hưởng thụ, cuộc sống giúp ích cho xã hội, hay bạn tham vọng với cuộc sống an nhàn? Dù là mục tiêu của bạn là gì, hãy sống và làm việc hết mình. Hãy là người thành công không chỉ giàu có về tiền bạc mà còn giàu có về tinh thần.
10. Dễ dàng từ bỏ
Có thể, đôi khi bạn thấy cuộc sống thật khó khăn, những việc bạn đang làm đều không đem lại kết quả như mong muốn và bạn muốn buông xuôi tất cả. Cuộc sống của mỗi người không phải ai cũng luôn suôn sẻ. Ai cũng cần sự kiên trì, đánh đổi để theo đuổi mục tiêu đến cùng. Dù khó khăn đến đâu nhưng bạn nhất định không từ bỏ thì bạn sẽ hái được trái ngọt như mong muốn. Hãy chấp nhận thất bại để đứng dậy một cách mạnh mẽ hơn.
Hoài Trần
Theo Trí thức trẻ/Lifehack
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Khởi động ngày mới theo cách của VNG – thanhtung1368

“Những người thành công có một đặc điểm chung, họ sẵn sàng và có thể vượt qua những rào cản mà người khác sợ hãi. Họ tự tin khi đối mặt với khó khăn và luôn biết cách để chinh phục những thử thách. Điều quan trọng nhất là khác biệt ở lối tư duy và hành động. Nhưng hơn hết những vượt trội trong sự nghiệp, người thành công cũng bắt đầu ngày mới theo cách khoa học để bảo vệ sức khoẻ và công việc của họ.” – Trader như tôi và ACE cũng cùng có 24h và cùng thức dậy buổi sáng. (đôi khi não bị ép phải thức dậy xem giá mở cửa và lâu dần thành thói quen xem “Gái <> Giá” hay SPDR).

Để khởi đầu ngày mới mẫu số chung của người thành đạt ta có thể tham khảo khi khởi động ngày mới:

1. Uống nước chanh mỗi sáng

Uống nước chanh ngay khi thức dậy mỗi sáng giúp tăng cường sức mạnh về cả thể chất và tinh thần. Nó giúp cải thiện sự hấp thu dinh dưỡng của dạ dày và đem đến cho bạn nguồn năng lượng tự nhiên, ổn định suốt cả ngày. Bạn nên uống nước chanh khi vừa thức giấc, lúc bụng còn đói để nó phát huy tác dụng tốt nhất. Sau 15 – 30 phút tập thể dục, lúc này là thời điểm của bữa sáng. Trung bình, mỗi người nên dùng một nửa quả chanh pha loãng với nước ấm một ngày. >>> Lưu ý, những ACE nào lỡ bị dạ dày hoặc Hp theo tôi nên uống chanh ấm pha mật ong càng tốt nhé). Hoặc nước trà gừng vào mùa mưa.

2. Tập thể dục

Những người thành công như Richard Branson, Tim Cook... đều thức giấc trước 6 giờ sáng để tập thể dục (chúng ta dậy lúc 5 giờ, sau khi nghía “Gái”. Theo nghiên cứu của Viện Eastern Ontario, những người tập thể dục ít nhất 2 lần một tuần thành công hơn về mặt xã hội, học vấn và thể thao (theo tôi cả trader chúng ta nữa vì thành công về não thì thể chất cũng phải đầy năng lượng). Họ có nhiều năng lượng tích cực hơn, đó chính là yếu tố giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Vận động ít nhất 10 phút giúp não bộ đươc xoa dịu và kiểm soát tốt hơn các hoạt động tư duy. Tập thể dục hàng ngày cải thiện mức độ tự chủ và năng lượng của chúng ta trong suốt cả ngày.

3. Không xem giá cho tới 9h30 mỗi sáng:

Nhiều người có thói quen kiểm tra tài khoản giao dịch, ghiền ngắm “Gái”, email, mạng xã hội Facebook ngay khi thức giấc. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tập trung và đánh mất cả buổi sáng vì công việc, nhu cầu của người khác. Chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần cho cả gia đình, bạn bè…(café tán gẫu, giao lưu kết nối xã hội).

4. Ăn sáng lành mạnh

Nhiều người không cầu kỳ trong bữa sáng. Họ ăn bất kỳ đồ ăn nào (tôi lúc trước thường nghía “Gái” và ăn mì tôm cho lẹ), thậm chí bỏ qua bữa sáng để giảm cân. Thực tế, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Người ăn sáng đầy đủ và lành mạnh (đầy đủ và ăn no càng tốt) ít có nguy cơ béo phì, và các chỉ số hệ tuần hoàn ổn định hơn. Bữa sáng lành mạnh cung cấp năng lượng cho cả ngày dài, cải thiện trí nhớ ngắn hạn và giúp tăng khả năng tập trung.

5. Thực hành chánh niệm “tụng Forex mỗi ngày một ít, đừng cháy” – tốt nhất thu luôn câu “Forex là giao dịch đầy rủi ro, trước khi cơ hội tới thì phải bảo toàn tài khoản”.
Có 12 chữ thần thánh A Bi:

"Giao dich theo phiên, thua 1 là nghĩ, thắng thì xông lên"

Thiền “Xây dựng hệ thống riêng biệt hay tuyệt chiêu của mỗi người”. Trong giao dịch Forex nguyên tắc giao dịch hệ thống và R:R là yếu tố sống còn, tuân thủ triệt để giúp ta loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch. “Cảm xúc là kẻ thù số 1 của thành công”.

6. Đặt mục tiêu mỗi ngày (1-2% hoặc tùy vào tình hình tài chính mỗi người nhưng tốt nhất thua 3 lệnh thì ngưng).

Những người thành công luôn có kế hoạch chi tiết để sử dụng hiệu quả thời gian mỗi ngày. Kế hoạch bạn đặt ra càng tỉ mỉ, cơ hội hoàn thành mục tiêu của bạn càng cao. Sau khi thiền là thời điểm thích hợp nhất để lên kế hoạch công việc cho 24 giờ trong ngày.

7. Không bao giờ nói ‘không’

“Không” là một từ tiêu cực. Tránh nói các cụm từ như “tôi không Stop loss - hedge”, “tôi không muốn lỗ” để bảo vệ buổi sáng quý giá của bạn. Những điều bạn phát ngôn lúc bắt đầu ngày mới sẽ tác động tới tâm trạng và hiệu quả làm việc của bạn. Nghiên cứu cho thấy, bạn càng sử dụng nhiều từ “không” bạn càng dễ bị căng thẳng, kiệt sức, thậm chí trầm cảm do bị quét bay tài khoản chẳng hạn.

Chúc ACE ngày mới tràn đầy năng lượng.
 
Last edited:
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

5 điều cần biết trên thị trường vào thứ Năm, ngày 6 tháng 8

Investment - Các con số trong tuyên bố thất nghiệp của Hoa Kỳ nằm giữa hai kỳ đánh giá lớn hàng tháng về thị trường lao động. Các thị trường chứng khoán trước những thông tin mơ hồ khi chính quyền Hoa Kỳ chưa thể đi đến thống nhất trong quyết định cuối cùng về các biện pháp hỗ trợ tài chính tiếp theo. Hoạt động sản xuất của Đức cho tín hiệu tốt trở lại nhưng dữ liệu thu nhập của Châu Âu vẫn gây thất vọng. Và vàng và bạc tiến lên mức cao mới. Đây là những gì bạn cần biết trong thị trường tài chính vào thứ Năm ngày 6 tháng 8.

1. Chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng đối với trợ cấp thất nghiệp
Khi các nhà lập pháp vẫn tiếp tục mặc cả đối với các biện pháp tiếp theo để hỗ trợ nền kinh tế, Hoa Kỳ sẽ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần mới nhất.
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu dự kiến sẽ giảm nhẹ vào tuần trước, bất chấp thực tế rằng con số này tiếp tục được dự báo sẽ vẫn ở mức cao.
Vào tuần trước, các nhà kinh tế kỳ vọng số yêu cầu bổ sung ban đầu từ mức 1,434 triệu sẽ giảm xuống còn lại 1,415 triệu, tức là tổng số yêu cầu sẽ giảm từ 17,02 triệu xuống 16,72 triệu.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cho biết hôm thứ Tư rằng cả hai bên vẫn chưa thể thỏa hiệp trong việc tìm kiếm một mức độ hỗ trợ cho gói cứu trợ tiếp theo. Ông cũng nói thêm rằng “Nếu chúng ta không thể đạt được thỏa thuận vào thứ Sáu, tôi không lạc quan về việc sẽ tiếp tục có thêm các đàm phán”. Nhà Trắng được cho là đang đe dọa phá vỡ thế bế tắc bằng các lệnh hành pháp nếu hai viện của Quốc hội không thể đạt được thỏa hiệp.

2. Đức có tín hiệu cho sự phục hồi, nhưng thu nhập tại Châu Âu sụt giảm
Sự phục hồi của Đức đang trên đà phát triển. Các đơn đặt hàng tại các nhà máy – một chỉ báo đáng tin cậy cho trung tâm công nghiệp tại Châu Âu – đã tăng kỷ lục 27,9% trong tháng 6, cao hơn nhiều so với kỳ vọng về mức tăng chỉ 10,4% trước đó. Đã có sự phục hồi mạnh mẽ đối với ngành công nghiệp ô tô và các đơn đặt hàng bên ngoài khu vực Eurozone.

Tuy nhiên, số lượng đơn đặt hàng vẫn giảm hơn 11% so với một năm trước đó.
Ở những nơi khác tại Châu Âu: sản xuất công nghiệp ở Ý cũng tăng trở lại 8.2% trong tháng 6, mạnh hơn mức 5,1% dự kiến.

Tuy nhiên, dữ liệu thu nhập chung tại khu vực Eurozone lại cho thấy một sự ảm đạm, trong đó Lufthansa báo cáo khoản lỗ hoạt động hàng quý lớn nhất từ trước đến nay; Adidas cũng chìm trong sắc đỏ; công ty bảo hiểm AXA và nhà kinh doanh hàng hóa Glencore đã cắt giảm chi trả cổ tức.

3. Thị trường cổ phiếu mở cửa trong những dữ liệu hỗn hợp khi số người chết do Coronavirus tăng trở lại
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã mở cửa trong sự hoang mang đối với các dữ liệu không hề chắc chắn, tâm lý do dự trước thông tin các ca nhiễm vi-rút tăng trở lại gần đây trong bối cảnh bế tắc ở Capitol Hill. Dữ liệu Coronavirus vào thứ Tư, cho thấy số lượng người chết cũng tăng trở lại tại Hoa Kỳ.
Đến 6:30 AM ET (1030 GMT), hợp đồng tương lai Dow giảm 12 điểm hoặc thấp hơn 0,1%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 cũng cho thấy xu hướng đi ngang và hợp đồng tương lai Nasdaq 100 giảm 0,1%.
Các cổ phiếu có khả năng được chú ý bao gồm Walt Disney với báo cáo thu nhập hàng quý được công bố vào thứ Tư đạt mức cao nhất sau đại dịch. Các bản cập nhật doanh thu lớn khác như: T-Mobile US, Booking, Illumina và Uber cũng được công bố vào hôm nay.

4. Bảng Anh tăng do quyết định về lãi suất được đưa ra bởi Ngân hàng trung ương Anh

Ngân hàng Trung ương Anh cho biết nền kinh tế Anh quốc ít nhất đến cuối năm 2021 mới có thể hồi phục lại mức tăng trưởng trước đại dịch.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương cũng thể hiện kỳ vọng sự suy giảm kinh tế trong thời gian này sẽ chậm lại trong các bình luận giải thích về quyết định nhất trí không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với lãi suất hoặc chương trình mua trái phiếu tại cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Chính sách Tiền tệ.
Đồng bảng Anh tăng mạnh hơn dự kiến khi được hỗ trợ bởi chỉ số PMI ngành Xây dựng.
Trước đó, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã trở thành Ngân hàng trung ương thứ hai của một nền kinh tế mới nổi lớn trong vòng 24 giờ với cảnh báo rằng ngân hàng này sắp hết phạm vi để cắt giảm lãi suất. Không giống như đối tác Brazil, RBI giữ tỷ lệ lãi suất không thay đổi.

5. Dầu hợp nhất; kim loại quý tăng cao hơn
Thị trường hàng hóa quay trở lại chế độ giảm thiểu rủi ro, với giá dầu thô đã từ bỏ một số mức tăng trước đó đã đạt được nhờ dữ liệu tồn kho mạnh mẽ của Mỹ vào thứ Tư.
Dầu thô giao WTI của Mỹ tăng gần 3,5% lên 43,17 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent chuẩn quốc tế tăng hơn 3% lên 45,88 USD/thùng.
Ngược lại, kim loại vàng và bạc đã tăng giá tiếp tục, vàng lần đầu tiên vượt qua mức $2.050 một ounce và bạc đạt mức cao hơn 7 năm tại mức gần $28 một ounce.
Kim loại quý vẫn được hỗ trợ bởi dấu hiệu lạm phát chạm đáy và kỳ vọng tăng, bất chấp cả khi lợi suất trái phiếu danh nghĩa cũng giảm xuống.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Phố Wall tăng điểm 5 phiên liên tiếp, Nasdaq lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 11.000 điểm

Kết thúc phiên 6/8, chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc, đà tăng được dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, khi nhà đầu tư hướng sự chú ý đến cuộc thảo luận về gói kích thích kinh tế và số liệu thất nghiệp khả quan hơn dự đoán.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa cao hơn 185,46 điểm, tương đương 0,7%, ở mức 27.386,98 điểm. S&P 500 tăng 0,6% lên 3.349,16 điểm. Nasdaq Composite tăng 1% lên 11.108,07 điểm. Thứ Năm đánh dấu mức đóng cửa đầu tiên của Nasdaq trên 11.000 điểm và là ghi nhận phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp. Cả Dow và S&P 500 đều có chuỗi 5 ngày thăng hoa. S&P 500 cũng chỉ đóng cửa thấp hơn 1,3% so với kỷ lục ngày 19/2.

Phố Wall tăng điểm 5 phiên liên tiếp, Nasdaq lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 11.000 điểm - Ảnh 1.
Cổ phiếu Facebook tăng hơn 6%, cổ phiếu Apple tăng 3,5%. Netflix tăng 1,4%. Amazon và Microsoft tăng lần lượt 0,6% và 1,6%. Những cổ phiếu này đã đóng góp một phần lớn vào mức tăng của thị trường so với mức thấp nhất ngày 23/3 và đều vượt trội so với S&P 500.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell nói với "Squawk on the Street" của CNBC rằng các nhà lập pháp vẫn còn mâu thuẫn về mức độ kích thích thích hợp của gói cứu trợ. Ông nói thêm rằng một dự luật được Thượng viện thông qua sẽ yêu cầu bảo vệ trách nhiệm pháp lý đối với các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn khác với CNBC, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi lại phản đối quan điểm trên. Bà cho biếti: "Có lẽ đảng Cộng hoà đã hiểu nhầm. Cả hai bên sẽ tìm ra giải pháp cho tình hình hiện tại."

Bộ Lao động cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần kết thúc vào ngày 1/8 là 1,186 triệu. Con số này thấp hơn nhiều so với ước tính của Dow Jones là 1,423 triệu và mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Nhà Trắng và đảng Dân chủ chưa đạt được thỏa thuận về gói kích thích

Theo Patricia Zengerle và David Morgan
Investing - Các quan chức Nhà Trắng và các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ đã kết thúc một phiên đàm phán dài vào thứ Năm. Họ đã đạt được tiến bộ về một số điều trong dự luật nhưng vẫn có những bất đồng sâu sắc, các nhà đàm phán của Đảng Cộng hòa cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào thứ Sáu nhưng cảnh báo rằng nếu không có tiến triển đáng kể vào một thời điểm nào đó, Tổng thống Donald Trump sẽ sẵn sàng sử dụng quyền hành pháp của mình để đưa ra một số biện pháp hỗ trợ ngay lập tức.

Mnuchin nói: "Chúng tôi vẫn còn rất xa nhau" về các vấn đề chính.
Ông cho biết Nhà Trắng đã đưa ra một thỏa hiệp về việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp liên bang và sẽ xem xét hỗ trợ cho những người thuê nhà để họ không bị đuổi ra khỏi nhà trong đại dịch coronavirus.

Mnuchin không cung cấp thông tin chi tiết.
Mnuchin cũng cảnh báo rằng Trump sẽ không ký một dự luật có chứa một số tiền lớn để hỗ trợ các bang và chính quyền địa phương bị mất nguồn thu trong cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng.

Các đảng viên Dân chủ đề xuất mức hỗ trợ 3,4 nghìn tỷ USD trong một dự luật coronavirus lớn thứ năm trong năm nay. Đảng Cộng hòa tuần trước đã đề nghị mức 1 nghìn tỷ USD.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Đồng Đô la tăng, nhưng đà tăng bị hạn chế bởi sự bế tắc về gói kích thích tại Mỹ

Investment - Đồng Đô la đã tăng vào sáng thứ Sáu ở châu Á, đảo ngược một số khoản lỗ ghi nhận vào đầu tuần. Nhưng mức tăng bị giới hạn bởi lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ giảm, số người nhiễm COVID-19 ngày càng gia tăng và các cuộc đàm phán tại Quốc hội Hoa Kỳ về gói kích thích mới nhất vẫn đang bế tắc.

Chỉ số đồng Đô la, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác, đã tăng 0,08% lên 92,840 vào lúc 10:07 AM ET (3:07 AM GMT).

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cảnh báo rằng đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ “vẫn còn rất xa nhau” về các vấn đề quan trọng sau khi kết thúc cuộc đàm phán vào thứ Năm. Nhưng ông nói thêm rằng Tổng thống Donald Trump đã sẵn sàng ký lệnh hành pháp nếu hai bên không đạt được sự đồng thuận trước thời hạn cuối tuần.

Nhưng một số nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng duy trì đà tăng của đồng Đô la, đặc biệt là so với EUR và JPY, với hy vọng về sự phục hồi hình chữ V của Hoa Kỳ đang nhanh chóng mờ nhạt.

Michael McCarthy, chiến lược gia thị trường tại CMC Markets, nói với Reuters: “Tôi dự đoán đồng Đô la sẽ suy yếu thêm nữa.
"Sự lạc quan về đà phục hồi kinh tế không được hỗ trợ bởi dữ liệu. Tài sản an toàn vẫn cao, nhưng cổ phiếu cũng cao, điều này không có ý nghĩa. Bữa tiệc phải kết thúc vào một lúc nào đó."

Tỷ giá USD/JPY nhích tăng 0,01% lên 105,56.

Tỷ giá AUD/USD giảm 0,07% xuống 0,7228 và tỷ giá NZD/USD giảm 0,04% xuống 0,6683.

Tỷ giá USD/CNY tăng 0,010% lên 6,9592 và tỷ giá GBP/USD giảm 0,12% xuống 1,3131.

Trong khi đó, các nhà đầu tư sẽ chờ đợi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ, sẽ được công bố vào cuối ngày, để biết thêm các manh mối cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Thị trường Mỹ: 5 điều cần biết về thị trường vào ngày 7/8

Theo Geoffrey Smith

Investment - Báo cáo thị trường lao động Hoa Kỳ cho tháng Bảy sẽ được công bố vào thứ Sáu, với mức tăng việc làm dự kiến sẽ giảm mạnh so với mức của tháng Sáu. Tổng thống Trump đã tăng sức ép lên chủ sở hữu của TikTok, ByteDance, và lên các nhà lập pháp khi thời hạn cho một dự luật cứu trợ coronavirus mới đến gần. Khoản lỗ của Uber (NYSE: UBER) tăng mạnh trong quý II và khả năng phục hồi hình chữ V của châu Âu vẫn còn nguyên vẹn cho đến thời điểm hiện tại. Dưới đây là những điều bạn cần biết trên thị trường tài chính vào thứ Sáu, ngày 7 tháng 8.

1. Tăng trưởng việc làm chậm lại

Hoa Kỳ sẽ công bố báo cáo thị trường lao động chính thức cho tháng 7, trong bối cảnh kỳ vọng rằng việc làm ròng tăng chậm lại đáng kể do một số bang quan trọng như California, Texas và Florida đều bị đóng băng hoặc hoãn một phần các kế hoạch mở cửa trở lại trong tháng.

Dự báo đồng thuận là mức tăng ròng 1,60 triệu trong báo cáo biên chế phi nông nghiệp, giảm từ mức cao kỷ lục 4,80 triệu vào tháng Sáu.

Các nhà kinh tế chỉ ra rằng số lượng việc làm có thể bị thổi phồng bởi quá trình điều chỉnh theo mùa.

Nhà kinh tế trưởng Paul Donovan của UBS Global Wealth Management cho biết: “Nó sẽ điều chỉnh thực tế là một số công nhân mất việc trong mùa hè, bằng cách thêm một số công việc không thực sự tồn tại”. “Đó là một cách tiếp cận hợp lý, bình thường. Tuy nhiên, những công việc thông thường sẽ bị mất trong mùa hè thực sự đã bị mất vài tháng trước, vì vậy quy trình điều chỉnh theo mùa sẽ được điều chỉnh cho một thay đổi không tồn tại".

2. Trump tăng áp lực lên TikTok, WeChat

Tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp cấm người dân Hoa Kỳ giao dịch với dịch vụ video TikTok và chủ sở hữu của nó là Bytedance, với lý do lo ngại về bảo mật dữ liệu của người dùng Hoa Kỳ.

Trump cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với ứng dụng nhắn tin WeChat của Trung Quốc, nhưng không mở rộng lệnh cấm đối với chủ sở hữu được niêm yết tại Hoa Kỳ của ứng dụng, Tencent Holdings. Điều đó không ngăn được cổ phiếu của Tencent giảm 5,0% tại Hồng Kông.

Công dân Hoa Kỳ có 45 ngày để tuân thủ lệnh cấm. Trang tin tiếng Anh của Trung Quốc, Global Times, cho rằng động thái này là "một hành động bá quyền vô liêm sỉ."

Thật trùng hợp, thặng dư thương mại của Trung Quốc - nguyên nhân ban đầu khiến Trump có thái độ thù địch với đất nước và các công ty của nước này - đã tăng trong tháng 7 lên mức hàng tháng cao thứ hai từ trước đến nay, khi xuất khẩu phục hồi trong khi giá và khối lượng năng lượng nhập khẩu vẫn ở mức thấp.

3. Cổ phiếu được dự kiến giảm điểm khi mở cửa trước khi báo cáo việc làm được công bố; Uber ngày càng thua lỗ

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ được cho là sẽ mở cửa giảm điểm vào thứ Năm, khi hợp đồng tương lai giảm trước khi báo cáo thị trường lao động được công bố, trong bối cảnh không chắc chắn về gói cứu trợ coronavirus.

Đến 6:30 AM ET (1030 GMT), hợp đồng tương lai Dow 30 giảm 130 điểm, tương đương 0,5%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500Nasdaq 100 đều giảm.

Các cổ phiếu có khả năng được chú ý trong giao dịch sớm bao gồm Uber, với mức lỗ tăng mạnh trong quý thứ hai do lượng chuyến xe giảm 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu được duy trì nhờ hoạt động kinh doanh giao đồ ăn Uber Eats, nơi lượng đặt xe tăng gấp đôi - mặc dù không tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào cho công ty. Giám đốc điều hành (HN: CEO) Dara Khosroshahi lặp lại mục tiêu hòa vốn ở mức EBITDA đã điều chỉnh vào cuối năm sau.

4. Hạn chót cho gói kích cầu sắp tới

Số phận của dự luật cứu trợ coronavirus tiếp theo vẫn chưa rõ ràng, sau khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa không đạt được bất kỳ bước tiến thực sự nào trong các cuộc đàm phán trước thời hạn mà họ tự đặt ra vào cuối tuần này.

Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nói với các phóng viên sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ: “Chúng tôi vẫn còn cách biệt rất nhiều về một thỏa hiệp có thể được ký kết thành luật”.

Tổng thống Trump cho biết ông có thể sử dụng các một lẹnh hành pháp để mang đến khoản trợ cấp thất nghiệp. Ông cũng đang gắn bó với ý tưởng đình chỉ thuế bảng lương, mặc dù các nhà lập pháp của cả hai bên đã cảnh báo biện pháp này sẽ không hiệu quả.

5. Khả năng phục hồi của châu Âu vẫn còn nguyên vẹn

Câu chuyện phục hồi hình chữ V của châu Âu đã được thị trường tin tưởng hơn một chút với sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong sản xuất công nghiệp ở Đức, Pháp và Tây Ban Nha vào tháng Sáu.

Các số liệu cho thấy đà tăng trưởng kinh tế tăng lên rõ rệt vào cuối quý, khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ và các nhà máy - đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô – nối lại hoạt động sản xuất.

Trong khi đó, tại Anh, giá nhà đã phá vỡ chuỗi 4 tháng giảm với mức tăng 1,7% trong tháng 7, theo công ty cho vay thế chấp Halifax. Đại lý bất động sản trực tuyến lớn nhất của Anh, Rightmove, cho biết lưu lượng truy cập của khách hàng vào trang web của họ đã phá vỡ kỷ lục vào 65 trong 81 ngày kể từ khi chính phủ thông báo nới lỏng các biện pháp phong tỏa và tạm thời miễn thuế đối với việc mua bán nhà.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Thị trường ngày 8/8: Vàng đảo chiều giảm hơn 2% do USD mạnh lên, dầu xuống dưới 45 USD/thùng

Giá hàng hóa nguyên liệu đồng loạt giảm mạnh trong phiên vừa qua do USD mạnh lên. Đáng chú ý, vàng giảm hơn 2%, chấm dứt chuỗi những phiên liên tiếp lập "đỉnh" lịch sử.
Vàng đảo chiều giảm do USD mạnh lên
Giá vàng hơn 2% trong phiên cuối tuần, kết thúc chuỗi 3 phiên liên tiếp lập kỷ lục. Lý do giá giảm là bởi báo cáo của Mỹ về thị trường việc làm tích cực khiến USD tăng giá. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn tăng khá do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến xấu.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 2.033,89 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức cao 2.072,50 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá tăng 3%, là tuần tăng thứ 9 liên tiếp – dài nhất trong khoảng một thập kỷ. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 2% xuống 2.028 USD/ounce.
Đồng USD hồi phục khá mạnh từ mức thấp nhất 2 tháng sau báo cáo việc làm Mỹ, dẫn tới tình trạng bán tháo trên diện rộng ở các thị trường kim loại.
Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo xu hướng giá vàng tăng sẽ còn tiếp diễn sau khi nội bộ Mỹ thống nhất về gói kích thích kinh tế mới. Nhà phân tích Meir thuộc Man Capital Markets dự báo giá vàng sẽ kết thúc năm 2020 ở mức 2.200 – 2.300 USD/ounce.
Các kim loại quý khác cũng đồng loạt giảm trong phiên vừa qua. Bạc giảm 3% xuống 28,07 USD/ounce, trước đó có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2013 là 29,84 USD/ounce, tính chung cả tuần giá tăng 15,5%; bạch kim phiên này giảm 4,1% xuống 957,36 USD/ounce trong khi palađi giảm 2,9% xuống 2.156,97 USD/ounce.
Dầu giảm gần 2%
Giá dầu giảm gần 2% trong phiên vừa qua, làm giảm mức tăng của cả tuần, do lo ngại đà hồi phục kinh tế toàn cầu có thể bị tác động bởi dịch Covid-19 bùng phát nhanh trở lại.
Dầu Brent kết thúc phiên giảm 69 US cent (1,5%) xuống 44,40 USD/thùng; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 73 US cent (1,7%) xuống 41,22 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 2,5%, còn dầu WTI tăng 2,4%.
Số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng ở một số bang của Mỹ trong khi Ấn Độ thông báo số người nhiễm vẫn lập kỷ lục mới hàng ngày là mối quan ngại nhất đối với thị trường dầu mỏ. Tính tới nay, đã có hơn 700.000 người tử vong trên toàn cầu do Covid-19.
Trong khi đó, việc thương lượng giữa các nhà lập pháp Mỹ về gói kích thích mới đang bị đình trệ. Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ rút các địa diện của Nhà Trắng ra khỏi các cuộc đàm phán và thay vào đó là ban hành các lệnh hành pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế.
Về nguồn cung, OPEC cam kết sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa trong tháng 8, và các công ty năng lượng Mỹ đã cắt giảm số lượng giàn khoan và khí đốt xuống mức thấp kỷ lục, là tuần giảm thứ 14 liên tiếp. Những thông tin này có lợi cho giá dầu mỏ.
Đồng thấp nhất 1 tháng, nhôm cũng giảm
Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng do USD mạnh lên kích thích hoạt động bán chốt lời. Tuy nhiên, kỳ vọng nhu cầu mạnh lên trên toàn cầu đã ngăn giá giảm mạnh. Kết thúc phiên vừa qua, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 3,3% xuống 6.265 USD/tấn.
Thị trường ngày 8/8: Vàng đảo chiều giảm hơn 2% do USD mạnh lên, dầu xuống dưới 45 USD/thùng - Ảnh 1.
Quặng sắt giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đảo chiều giảm sau những cảnh báo về việc giá tăng mạnh một cách vô lý. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đã tăng nhiều nhất kể từ tháng 5, với lý do nhu cầu mạnh trên thị trường nội địa. Sàn giao dịch Đại Liên ngày 7/8 đã cảnh báo các nhà đầu tư của mình về việc đầu tư vào mặt hàng quặng sắt lúc này là vô lý giữa bối cảnh thị trường và giá gần đây rất bất ổn, đồng thời lên kế hoạch ngăn chặn những giao dịch bất thường.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,1% xuống 896 CNY (128,68 USD)/tấn; tính cả tuần tăng 7,4%; hợp đồng giao cùng kỳ hạn trên sàn Singapore giảm 1,7% xuống 113,15 USD/tấn, kết thúc 8 phiên liên tiếp tăng.
Thị trường ngày 8/8: Vàng đảo chiều giảm hơn 2% do USD mạnh lên, dầu xuống dưới 45 USD/thùng - Ảnh 2.

Giá quặng sắt tại Đại Liên đã tăng hơn 5% từ đầu năm đến nay, với giá hợp đồng giao ngay tăng lên mức cao nhất 12 tháng do các nhà máy thép tăng cường mua nguyên liệu.
Nhu cầu mạnh từ các nhà máy thép khiến cho lượng nhập khẩu quặng sắt vào Trung Quốc tháng 7/2020 tăng 24% so với 1 năm trước, lên mức cao kỷ lục 112,65 triệu tấn, song lượng lưu kho ở các cảng biển chỉ còn rất ít vì quặng đã được chuyển về kho của các nhà máy.
Thị trường ngày 8/8: Vàng đảo chiều giảm hơn 2% do USD mạnh lên, dầu xuống dưới 45 USD/thùng - Ảnh 3.
Đường thô giảm khỏi mức cao kỷ lục 5 tháng
Giá đường giảm trong phiên vừa qua theo xu hướng giá dầu. Đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,27 US cent (2,1%) xuống 12,67 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 5 tháng vào đầu phiên (13 US cent). Đường trắng giao cùng kỳ hạn cũng giảm 5,4 USD (1,4%) xuống 372,30 USD/tấn.
Tuy nhiên, các đại lý cho rằng nền tảng cơ bản vẫn có lợi cho giá đường khi triển vọng sản lượng ở Thái Lan và Mexico giảm trong khi nhu cầu từ Châu Á mạnh.
Nhà môi giới và tư vấn StoneX cho biết, cán cân cung ứng đường năm 2020 – 21 (tháng 10-tháng 9) sẽ thiếu hụt 1,3 triệu tấn, trái với dự đoán đưa ra hồi tháng 6 là thừa 0,5 triệu ấn.
Cà phê arabica giảm, robusta tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 1,05 US cent (0,9%) xuống 1,179 USD/lb trong phiên vừa qua, lùi xa khỏi mức cao nhất 4 tháng đạt được vào ngày 5/8 (1,289 USD). Các thương nhân cho biết, thị trường cà phê arabica vẫn đang trong tình trạng dư cung, song đồng nội tệ Brazil yếu khiến lượng bán ra từ Brazil mạnh. Robusta kỳ hạn tháng 11 trong phiên vừa qua tăng 10 USD (0,7%) lên 1.363 USD/tấn do lo ngại về nguồn cung ở Việt Nam khi dịch Covid-19 ở Tây Nguyên diễn biến phức tạp.
Cao su tăng tiếp
Giá cao su trên cả 2 sàn Osaka và Thượng Hải đều tăng trong phiên vừa qua. Hợp đồng giao tháng 1 năm sau trên sàn Osaka tăng 2,8% lên 177,7 JPY (1,68 USD)/kg vào cuối phiên, sau khi có thời điểm lúc đầu phiên đạt mức cao nhất kể từ 28/2 là 179 JPY. Tính chung cả tuần giá tăng 8,6%, mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 1/2017 và là tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 cũng tăng 290 CNY lên 12.535 CNY (1.802 USD)/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi có lúc đạt mức cao nhất năm nay là 12.700 CNY.
Dầu cọ tăng 3% trong tuần dù giảm ở phiên cuối
Giá dầu cọ giảm trong phiên cuối tuần do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Hợp đồng kỳ hạn tháng 10 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 4 ringgit (0,14%) xuống 2.761 ringgit (659,74 USD)/tấn. Mặc dù vậy, tính chung cả tuần giá vẫn tăng 3,1% do sản lượng dầu cọ thô Malaysia tháng 7/2020 giảm 6,35% so với tháng trước, xuống 1,77 triệu tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 8/8
Thị trường ngày 8/8: Vàng đảo chiều giảm hơn 2% do USD mạnh lên, dầu xuống dưới 45 USD/thùng - Ảnh 4.

Theo Trí thức trẻ
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Trump nói rằng ông ấy sẽ ra lệnh thanh toán thất nghiệp nếu tình trạng bế tắc vẫn tiếp diễn
(Bloomberg) - Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chuẩn bị ký các hành động điều hành để cung cấp các khoản trợ cấp thất nghiệp mở rộng cũng như miễn thuế bảng lương tạm thời, trục xuất và giảm khoản vay cho sinh viên nếu ông không thể đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ.

“Nếu đảng Dân chủ tiếp tục giữ con tin cứu trợ quan trọng này, tôi sẽ hành động dưới quyền của mình với tư cách là tổng thống để giúp người dân Mỹ được cứu trợ mà họ cần,” Trump nói hôm thứ Sáu tại một cuộc họp báo tại câu lạc bộ golf của ông ở Bedminster, New Jersey.

Tổng thống đổ lỗi cho các đảng viên Dân chủ hàng đầu - Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer - vì đã không đồng ý với một thỏa thuận.

Thông báo của Trump báo hiệu sự sụp đổ có thể xảy ra trong các cuộc đàm phán với Đảng Dân chủ về một gói cứu trợ coronavirus khác, với hai bên chênh lệch hàng nghìn tỷ đô la về chi tiêu tổng thể và về các vấn đề quan trọng, bao gồm viện trợ cho chính quyền các bang và số tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung.

Để tự mình hành động, tổng thống đang dựa vào khả năng nắm quyền hành pháp rộng rãi và gây tranh cãi, có khả năng sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý.


Các cố vấn của Trump nói rằng hành động điều hành có thể gây áp lực để các đảng viên Dân chủ giảm bớt yêu cầu của họ và cho phép ông tranh luận với cử tri rằng ông đang tìm kiếm sức khỏe cho họ trong bối cảnh quốc hội không hoạt động.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

New York Times: "Bọ vàng" tái xuất

"Bọ vàng" là một thuật ngữ để chỉ những người cực kỳ lạc quan vào vàng, coi nó như một khoản đầu tư và một tiêu chuẩn để đo lường sự giàu có. Gần đây, một làn sóng "bọ vàng" đã quay trở lại, và điều đó là không tốt cho nền kinh tế.

"Bọ vàng" là một thuật ngữ để chỉ những người cực kỳ lạc quan vào vàng, coi nó như một khoản đầu tư và một tiêu chuẩn để đo lường sự giàu có. Những con "bọ vàng", từ lâu đã chỉ còn là số ít trong thế giới tài chính. Đó là những người nắm giữ những thỏi vàng bóng loáng, coi đó như một hàng rào chống lại một thảm họa mà họ nghĩ là sắp xảy ra.

Nhưng gần đây, "bọ vàng" đã quay trở lại. Năm nay, vàng là tài sản truyền thống được chú ý nhất trên thế giới. Lần đầu tiên giá của nó đạt mức 2.000 USD/ounce. Từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư, tất cả mọi người đều đang nói về lợi ích của nó.

Một cuộc khảo sát gần đây với 1.000 người Mỹ cho thấy: cứ 6 người Mỹ thì có một người mua vàng hoặc các kim loại quý khác trong 3 tháng vừa qua. Và trong những người chưa mua, cứ 4 người sẽ có 1 người đang suy nghĩ nghiêm túc về chuyện sẽ mua. Trên Robinhood - một nền tảng giao dịch tài chính trực tuyến phổ biến, số lượng người dùng nắm giữ hai quỹ vàng lớn nhất đã tăng gấp ba lần kể từ tháng 1.
Có vẻ như tất cả chúng ta đều đang là những con "bọ vàng".
New York Times: Bọ vàng tái xuất - Ảnh 1.
Thật hợp lý khi nghĩ rằng, sự ưa chuộng vàng ở thời điểm hiện tại là biểu hiện của việc mong muốn có được một nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ đại dịch. Đây được coi là một loại phản xạ tài chính - và cơn sốt vàng sẽ chìm xuống khi cuộc khủng hoảng Covid-19 giảm bớt.

Nhưng trên thực tế, cơn sốt vàng cũng đang được đẩy cao bởi nhiều người có linh cảm rằng, tiền đang được bơm vô tội vạ vào nền kinh tế bởi ngân hàng trung ương, và các chương trình kích thích kinh tế của chính phủ có thể gây ra lạm phát. Điều này khiến cơn sốt vàng trở thành một điềm báo kinh tế đáng lo ngại hơn.

Trong quá khứ, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã coi vàng như một tài sản chỉ để tích lũy mà chẳng mang lại lợi ích gì. Theo nhiều cách, vàng, cũng giống như dầu mỏ, quặng sắt hoặc bất kỳ loại tài nguyên hóa thạch nào khác. Hầu hết giá của chúng đều tăng và giảm theo chu kỳ, chứ chúng không tăng giá trị theo thời gian.

Với vai trò là một nơi trú ẩn an toàn khi các loại tài sản khác biến động, vàng đã được yêu thích hơn so với các mặt hàng khác, nhưng nó vẫn chưa phải là một khoản đầu tư năng động. Trong thế kỷ qua, giá vàng, sau khi hiệu chỉnh lạm phát, tăng trung bình chỉ 1,1% một năm, so với 6,5% của thị trường cổ phiếu Mỹ. Ngay cả trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, được coi là tài sản phi rủi ro nhất trên thế giới, cũng sinh lợi nhuận hàng năm cao hơn.
New York Times: Bọ vàng tái xuất - Ảnh 2.

Vàng thường tỏa sáng trong khủng hoảng. Nó đã tăng giá trong bối cảnh lạm phát đình trệ của những năm 1970, tăng hơn 7 lần trong suốt thập kỷ đó, đạt mức cao nhất là 850 USD vào đầu năm 1980. Nó tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đạt đỉnh 1.900 USD vào năm 2011, nhưng sau đó nó đã trượt giá trong phần lớn thời gian của thập kỷ tiếp theo.

Vào năm 2019, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ báo hiệu rằng họ sẽ tạm dừng kế hoạch đẩy lãi suất lên cao hơn, vàng lại tiếp tục tăng. Trong lịch sử, vàng tăng giá cao nhất khi lãi suất giảm xuống dưới tỷ lệ lạm phát. Khi lợi tức trái phiếu sau hiệu chỉnh lạm phát âm, các nhà đầu tư cảm thấy an toàn hơn khi sở hữu vàng - như một vật tích trữ giá trị, ngay cả khi nó không mang lại lợi ích gì.

Đó là những gì đã xảy ra trong vài tháng qua. Với lợi suất trái phiếu gần bằng 0 ở Mỹ, âm ở châu Âu và Nhật Bản, các nhà đầu tư đã đẩy giá vàng tăng hơn 30% trong năm nay, sau khi tăng gần 20% vào năm ngoái. Trong những tuần gần đây, sự gia tăng còn được đẩy lên nhanh hơn bởi những lo ngại ngày càng tăng rằng: "núi" tiền mà các chính phủ đang bơm vào nền kinh tế sẽ gây ra lạm phát.
New York Times: Bọ vàng tái xuất - Ảnh 3.
Ngoài ra, với việc định giá cổ phiếu cao hơn mức trung bình dài hạn, vàng có vẻ khá rẻ. Và với nguy cơ lạm phát hiện hữu, một số nhà đầu tư coi vàng là một sự thay thế ổn định cho đồng USD và các loại tiền tệ chính khác. Vàng cũng đang kéo giá của bạc - một kim loại quý kém hấp dẫn hơn. Giá bạc cũng tăng từ mức suy giảm bất thường, bởi mọi người đang xem nó như một nơi lưu trú an toàn, theo cùng xu hướng giống như vàng.

Để vàng tiếp tục tăng giá, kỳ vọng lạm phát sẽ phải tiếp tục tăng. Dự đoán lạm phát cao hơn thường là sai, như đã từng thấy với phần lớn thời gian trong bốn thập kỷ qua. Nhưng xác suất lạm phát tăng dường như đang khá cao. Hầu hết các quốc gia đã tung ra những gói kích thích kỷ lục, vào thời điểm mà các yếu tố duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát, như toàn cầu hóa, đang suy yếu. Thông thường, nếu lạm phát tăng cao, các ngân hàng trung ương có thể dựa vào đó để tăng lãi suất, nhưng các quan chức Fed đã ra dấu hiệu rằng họ không "nghĩ đến việc tăng lãi suất" và không dự kiến sẽ tăng trước năm 2022.

Đây không phải là một bước đi đúng đắn. Khi lãi suất ở mức thấp này, tiền bị mất giá sẽ khiến mọi người đầu tư vào các tài sản phần lớn chỉ có mục đích tích trữ. Vàng là ví dụ điển hình vừa rồi. Rủi ro lớn hơn là kiểu đầu cơ tài chính thuần túy này làm suy yếu nền kinh tế bằng cách hút vốn khỏi các ngành nơi tiền được sử dụng hiệu quả hơn.
"Nếu xem như một khoản đầu tư, vàng không có tố chất nào mà tôi đánh giá cao, như sự đổi mới và năng động, và gây ra nhiều tệ nạn mà tôi coi thường, bao gồm cả tư duy "kiếm tiền thuê" điển hình của các ngành khai thác. Nhưng đây là tình huống bất thường. Trừ khi có vaccine trong ngắn hạn, các ngân hàng trung ương ngừng bơm tiền liên tục vào nền kinh tế và lãi suất thực bắt đầu tăng trở lại, nếu không thì rất khó để không trở thành một con bọ vàng ở thời điểm hiện tại" - Ruchir Sharma - Trưởng chiến lược gia toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management viết.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Dành 1 tỷ USD đầu tư vào bạc, vì sao Warren Buffett kiên quyết “nói không” với vàng?

“Lười biếng và chẳng biết làm gì cả” – đó là những gì ông Buffett miêu tả về vàng.
Warren Buffett ghét vàng?

Đối với nhiều nhà đầu tư trên phố Wall, có một câu hỏi mà họ vẫn luôn thắc mắc đó là tại sao nhà đầu tư huyền thoại xứ Omaha Warren Buffett chưa bao giờ đầu tư vào vàng? Ông Buffett đang đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào bạc, như vậy lý do chắc chắn không phải vì ông ghét kim loại quý. Trên thực tế, việc ông Buffett kiên quyết "nói không" với vàng nhưng lại có hứng thú với bạc xuất phát từ nguyên tắc đầu tư giá trị cơ bản của ông.
Warren Buffett vốn không xem vàng là một kênh đầu tư. Ông nhận thấy kim loại quý này gần như không có nhiều giá trị và tính hữu dụng. Nhà đầu tư huyền thoại này từng nhận định về vàng: "Vàng chẳng làm gì cả ngoài việc ngồi đó và nhìn bạn".

Một trong những nguyên tắc đầu tư cơ bản của ông Buffett là chỉ nên đầu tư vào những thứ hữu dụng, có thể phục vụ cho một mục đích cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế nào đó cho nhà đầu tư. Trong khi đó, bạc có rất nhiều công dụng trong lĩnh vực công nghiệp và y tế. Chẳng hạn, trong y tế bạc được sử dụng làm băng cứu thương, ống dò niệu quản và là một vật liệu dùng để chữa bỏng và một số bệnh lý khác. Kim loại này cũng được sử dụng để lọc nước.

Trong lĩnh vực điện tử, bạc là chất dẫn điện tốt nhất và không bị ăn mòn, nên kim loại này được sử dụng rộng rãi để làm dây điện và các bộ phận kết nối trong máy tính, điện thoại di động và máy ảnh. Ngoài ra, bạc cũng được sử dụng để phủ đĩa DVD nhờ khả năng chống trầy xước.

Vì vậy, bạc đáp ứng được những yêu cầu của "nhà tiên tri xứ Omaha" về một kênh đầu tư có giá trị thực tế và dễ dàng được tìm thấy. Từ cái nhìn của một nhà đầu tư, bạc còn là kim loại duy nhất được sử dụng trong hàng ngàn ngành công nghiệp khác nhau và thậm chí khó có thể bị thay thế bởi bất kì vật liệu nào khác.

Ở chiều ngược lại, tỷ phú Buffett cho rằng vàng không đáp ứng được yêu cầu về tính hữu dụng trong nguyên tắc đầu tư của ông. Mặc dù được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp nhất định nhưng vàng không phải là kim loại khó thay thế giống như bạc.

Kim loại quý này được dùng để chế tác trang sức mà không có giá trị thực tế nào. Theo quan điểm của huyền thoại đầu tư đến từ Omaha, vàng gần như không có giá trị thực tế rõ ràng nên đây không được coi là một loại tài sản tài chính tốt.

Vì sao nhiều nhà đầu tư chọn vàng?
Theo CNBC, các nhà đầu tư thường có 5 lý do chính để mua vàng.
Thứ nhất, mua vàng để lưu trữ giá trị. Vàng có thể được mua bán và lưu trữ để sử dụng trong tương lai. Thứ hai, vàng được mua làm trang sức. Khoảng 50% sản lượng vàng được mua làm trang sức. Tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, vàng trang sức chiếm một phần rất lớn trong tài sản của các hộ gia đình.

Thứ ba, mua vàng để phòng hộ lạm phát. Khi lạm phát tăng nhanh, các nhà đầu tư thường tìm đến vàng.

Thứ tư, mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong tương lai. Các nhà đầu tư thường tìm đến vàng trong các cuộc khủng hoảng tài chính hay địa chính trị. Đây cũng lý do mua vàng phổ biến khi xảy ra chiến tranh hoặc khi niềm tin vào chính phủ lao dốc.

Thứ năm, mua vàng để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Vàng thường được xem là một loại tài sản riêng biệt so với cổ phiếu, trái phiếu và các loại hàng hóa khác. Do đó, vàng thường dùng để đa dạng hóa danh mục đầu tư vì biến động của kim loại này không tương quan với các loại tài sản khác.

Dù vàng có rất nhiều điểm hấp dẫn, không ít người vẫn cho rằng không nên sở hữu kim loại này. Trong nhiều thập kỷ qua, vàng mang lại lợi nhuận tương đối thấp so với cổ phiếu hay thậm chí thấp hơn cả trái phiếu. Một nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ năm 1972 đến 2013, lợi nhuận của cổ phiếu luôn cao hơn vàng dù giá có tăng, giảm hay đi ngang. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vàng không phải là công cụ tốt để phòng hộ lạm phát.

Theo huyền thoại đầu tư Warren Buffett, một vấn đề nữa là vàng không sinh giá trị. Không giống cổ phiếu, vàng không tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Không giống trái phiếu, vàng không trả lợi tức. Vàng chỉ ở đó và thậm chí phải trả chi phí để lưu giữ nó, kể cả với một ETF.

Mua vàng giống như đánh bạc?
Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, việc mua vàng thực chất không phải là một loại hình đầu tư. Nhiều người mua vàng với hi vọng rằng giá sẽ tăng trong tương lai, điều này cũng giống như việc bạn đặt cược vào những canh bạc may rủi.

"Lười biếng và chẳng biết làm gì cả" – đó là những gì ông Buffett miêu tả về vàng. Thậm chí trong lá thư gửi cổ đông năm 2011, Warren Buffett còn thẳng thắn gọi vàng là một tài sản "không có giá trị sinh lời".

"Những tài sản như vàng không sản xuất được bất cứ thứ gì giá trị. Chúng chỉ được mua với hi vọng giá sẽ tăng và đem lại nhiều tiền hơn cho người sở hữu trong tương lai", nhà đầu tư đến từ Omaha chia sẻ.

Đồng thời, cũng theo ông Buffett, những nhà đầu tư nắm giữ vàng là những người "không được truyền cảm hứng thật sự về đầu tư và khả năng sinh lời của tài sản; vàng chỉ ngồi im đó với niềm tin rằng sẽ có nhiều người khao khát chúng hơn trong tương lai".

Trong khi những kim loại quý khác như bạc hay đồng có thể giúp sản xuất ngô, bông, dầu khí lâu hơn bất kì vòng đời nào của nhà đầu tư thì vàng lại nằm bất động và không sản xuất ra bất cứ thứ gì. "Bạn có thể vuốt ve những thỏi vàng, nhưng chúng chẳng thèm trả lời bạn đâu", Buffett hài hước chia sẻ.
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

Tư duy nào sẽ giúp một người bình thường trở thành tỷ phú?

Các nhà kinh tế học nhìn vào những thứ đang diễn ra và cố kiểm soát chúng. Tuy nhiên, đó lại là tư duy cản trở bạn trở nên giàu có. Tiền bạc chạy từ người cố giữ nó sang người dám mạo hiểm.

Việc bạn học cách sử dụng tiền từ ai và như thế nào là yếu tố quyết định. Vì sao 20% người giàu chiếm 80% tài sản của thế giới? Chỉ cần một từ có thể giải thích gốc rễ vấn đề này: "Khan hiếm" - khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa tính có hạn của nguồn lực kinh tếtính vô hạn của nhu cầu xã hội về hàng hóa và dịch vụ.
Đó là lý do các chuyên gia kinh tế tìm cách để quản lý tài chính, khiến họ không dám mạo hiểm và khó trở nên giàu có.

Nhà kinh tế học là người quản lý những gì đang tồn tại và diễn ra. Ngay từ định nghĩa này, bạn có thể thấy vì sao sinh viên hay giảng viên các ngành kinh tế lại có những người không trở nên giàu có.

Nguyên nhân là bởi họ luôn muốn cân bằng những gì đang có, ít khi nào nghĩ đến việc tạo ra nhiều hơn. Lý do thứ hai là khi họ có cơ hội, dựa vào những gì được dạy ở trường lớp, họ lo lắng về cái được và mất, không dám mạo hiểm, hay còn gọi là "chi phí cơ hội".

Quản lý là một kỹ năng tốt và cần thiết, nhưng kinh tế thế giới vốn không thực hiện bước tiến lớn chỉ với cách cân bằng mọi yếu tố.

Trong khoảng 300 năm qua, nhờ có những nhà đầu tư, kinh doanh mạo hiểm, tài chính thế giới đã có sự thay đổi chóng mặt. Một nền kinh tế tuyệt vời không phải là một sản phẩm của quản lý tuyệt vời. Một nền kinh tế tuyệt vời là một sản phẩm của phát minh, đổi mới và khám phá.

Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ, hãy lấy thử ví dụ minh họa. Nếu hỏi một nhà kinh tế học giỏi khoảng 1 thế kỷ trước, thử tiên đoán về tình hình tài chính ngày nay, với dân số toàn cầu mới nhất, bạn nghĩ họ sẽ nói gì? Họ chắc chắn sẽ không biết sự tồn tại của Internet – thứ ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng kinh tế hiện nay.
Đấy chính xác là quy luật đang vận hành, các nhà kinh tế học đang ra quyết định dựa vào những gì đang sẵn có, họ cho rằng ngày mai cũng sẽ giống hôm nay. Nhưng đâu có ai biết trước được tương lai?
Ai đang giảng dạy về tiền bạc?
Tư duy nào sẽ giúp một người bình thường trở thành tỷ phú? - Ảnh 1.
Triệu phú và tỷ phú nổi tiếng được coi là những nhân tài đặc biệt. Nhưng họ cũng chỉ là con người bình thường. Thứ tạo nên sự khác biệt là họ biết tập trung vào thứ giúp kiếm ra nhiều tiền và cách sử dụng tiền sau khi thành công.

Những người thành đạt thường chia sẻ về cách họ làm giàu bằng những quy tắc, đường đi sao cho đơn giản nhất. Thế nhưng chúng ta đã bị nhồi nhét quá nhiều bởi những luồng thông tin sai lệch, khó có thể thay đổi và những kiến thức này thường đến từ trường học.

Trường học dạy về kinh tế, không phải về tiền bạc.

Có sự khác biệt sự giảng dạy kinh tế và tiền bạc. Kinh tế học nghiên cứu về sự "khan hiếm", tiền bạc nghiên cứu về giá trị và cách tạo ra giá trị. Mọi người đang cố tìm hiểu về tiền bạc thông qua các bài giảng về kinh tế. Một khi đã bị ảnh hưởng bởi ý tưởng về sự "khan hiếm" này, bạn khó lòng thay đổi tư duy về tiền bạc.

Đây là lý do vì sao các tỷ phú chúng ta thấy thường là tự thân lập nghiệp, dừng việc học sớm hoặc sinh ra trong một gia đình giàu có, nơi có tư duy tiền bạc khác biệt và có hiệu quả.

Sự hiểu biết của bạn phản ánh kết quả việc bạn lắng nghe ai. Những nhà kinh tế học giảng dạy về tiền bạc và bạn sẽ có tư duy tài chính giống hệt họ. Giới truyền thông thường khi phỏng vấn những nhà triệu phú hay tỷ phú, họ sẽ chỉ được hỏi về bản thân và ý kiến chứ ít khi được xin lời khuyên về tài chính.

Nếu có một cuộc tranh cãi giữa nhà kinh tế và một tỷ phú, chắc chắc nhà kinh tế sẽ thắng bởi họ logic hơn, nhưng hãy nhìn vào thực tế, họ vẫn đang làm thuê để giúp các nhà tỷ phú trở nên giàu có hơn.
Các nhà kinh tế nghiên cứu và viết báo cáo tài chính nhưng điều đáng nói ở đây rằng chính báo cáo này là thứ khiến chúng ta giới hạn bản thân, thận trọng quá mức. Cũng giống như cuộc thi chạy 1 dặm trong 4 phút, mới đầu khi không ai hoàn thành được việc này, các nhà khoa học sẽ ngay lập tức cho rằng cơ thể người không đủ thế chất để đáp ứng.

Có một câu chuyện về hiện tượng này. Một giáo sư đưa ra đề bài cho lớp và nói: "Các giáo sư khác đều đã thử và không giải được", các sinh viên cũng bắt tay và làm nhưng dần bỏ cuộc. Giáo sư sau đó đi ra ngoài, một cậu sinh viên đến muộn vào lớp và ngay lập tức giải được câu hỏi dù cậu không phải là một trong những sinh viện giỏi nhất.
Tư duy để trở nên giàu có
Tư duy nào sẽ giúp một người bình thường trở thành tỷ phú? - Ảnh 2.
Hãy nghĩ về số lần trong một ngày bạn nghe những từ như không đủ, quá tệ, cần thiết, không có, thiếu thốn, tệ hại… Những từ này liên quan mật thiết với khái niệm "khan hiếm" và phản ảnh tư duy của bạn về tài chính.
Vậy đâu là những từ giúp mọi người trở nên giàu có? Đó là "dồi dào, dư thừa, giàu có..." – tư duy mọi thứ đều vô hạn. Tại trường lớp, mọi người thừa được dạy rằng nguồn tài nguyên có hạn, người khác nhiều lên thì ai đó sẽ vơi bớt đi. Nhưng hoàn toàn không phải vậy.

Vì vậy, hãy cứ nghĩ lớn đi. Thế giới có nhiều tài sản, tiền bạc chờ đợi ai biết giải quyết các vấn đề. Nếu bạn tìm ra giải pháp, bạn có quyền sở hữu chúng.
*Theo Medium
 
vng

vng

Thành viên
  • vng

    vng

2 bài học để tránh xa thất bại của tỷ phú đầu tư từng biến 8 triệu thành 26 tỷ USD
Julian Hart Robertson là người xây dựng xây dựng nên một trong những đế chế “quỹ đầu tư” sớm nhất phố Wall, hiện ông đang “nghỉ hưu” với khối tài sản hơn 4 tỷ USD.
Julian Hart Robertson (sinh ngày 25 tháng 6 năm 1932), là một tỷ phú, nhà quản lý quỹ và nhà từ thiện người Mỹ nổi tiếng 2 thập niên trước của thế giới. Hiện nay ông đã nghỉ hưu.

Ông là người đầu tiên thành lập nên Tiger Management (quỹ đầu tư con hổ) - là một trong những quỹ đầu tư sớm nhất trên thế giới. Robertson được ghi nhận là đã biến 8 triệu đô la vốn khởi nghiệp vào năm 1980 thành hơn 26 tỷ đô la vào cuối những năm 1990, mặc dù theo sau đó là một vòng xoáy thua lỗ với những quyết định sai lầm và làm giảm giá trị tài sản nhanh chóng của quỹ khiến các nhà đầu tư rút tiền dần. Ông đã quyết định kết thúc bằng việc đóng quỹ vào năm 2000 và kể từ đó Robertson hầu như chỉ đầu tư cá nhân.

Theo Forbes, giá trị tài sản ròng cá nhân ước tính năm 2003 của ông là hơn 500 triệu đô la và đến tháng 8/2020, tạp chí này công bố giá trị tài sản thực tế của ông ước tính là 4,3 tỷ đô la. Robertson cho biết vào năm 2008 rằng ông đã bán khống chứng khoán dưới chuẩn và kiếm được rất nhiều tiền để sau đó mua vào các cổ phiếu tốt từ đáy giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới.

[Quy tắc đầu tư vàng] 2 bài học để tránh xa thất bại của tỷ phú đầu tư từng biến 8 triệu thành 26 tỷ USD - Ảnh 1.
Nhắc về tuổi thơ, ông vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu khá giả tại miền Nam nước Mỹ. Ba ông chính là giám đốc điều hành một công ty dệt may nổi tiếng của vùng, mẹ là kế toán.

Hồi còn trẻ, ông thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc nghiên cứu các hoạt động đầu tư, ông thường một mình ngồi cả ngày trước một dãy các con số giá cả chứng khoán. Trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, Robertson sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc California, Robertson đã phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ trước khi trở thành chuyên viên môi giới chứng khoán tại công ty Kidder Peabody. Ở đây, ông đã rèn giũa ý tưởng và tính nhạy bén trong đầu tư, xây dựng một mạng lưới liên lạc đầu tư tuyệt vời.

Điều đó đã giúp ông có đủ tự tin và nguồn vốn để khởi động quỹ đầu tư của chính mình mang tên Tiger Management với số vốn ban đầu là 8 triệu USD – mà tại thời điểm đó đây là một mô hình đầu tư tương đối mơ hồ, còn rất mới mẻ và được đánh giá là không hợp thời khi chưa mấy ai thử nghiệm.

Khoảng thời gian từ khi hình thành vào năm 1980 đến khi đạt đỉnh điểm vào năm 1999, quỹ Tiger do ông đã quản lý hơn 26 tỷ USD đã luôn chi trả lãi suất gộp trung bình 35% mỗi năm đều đặn trong gần 20 năm sau đó.

Năm 1986, quỹ của ông đã được mô tả trong một bài viết trên tạp chí Institutional Investor, trong đó nêu bật thực tế rằng quỹ của ông vượt trội hơn các quỹ tương hỗ khác. Trên thực tế, bài viết nhấn mạnh thành công nổi bật ở mức hai con số của quỹ Tiger chính là chất xúc tác chính cho các dòng tiền đổ vào quỹ này trong giai đoạn cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Sau đó, khi "bong bóng công nghệ" vỡ ra, một vài khoản đầu tư xấu – bao gồm một khoản đánh cược cực kỳ thiếu khôn ngoan vào US Air, kết hợp với thất bại trong việc chi trả tiền mặt khi giá cổ phiếu công nghệ tăng nhanh, khiến cho ngân quỹ của ông bị thiệt hại 4% vào năm 1998 và 18% vào năm 1999 – dẫn tới việc đóng cửa một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới những năm tiếp theo.

Do thấy trong 2 năm liên tiếp không kiếm được lợi nhuận và rủi ro ở thị trường chứng khoán ngày càng tăng cao nên vào giai đoạn bấy giờ, ông đã quyết định đóng cửa quỹ khi mới bắt đầu suy thoái từ đỉnh cao thành công.


Dù cho ông đã ngưng dùng tiền của các nhà đầu tư khác khi quỹ Tiger đóng cửa vào năm 2000, nhưng ông vẫn là một nhà đầu tư cực kỳ thành công. Sau 8 năm sau sự sụp đổ của Tiger, ông đã thu về hơn 500% từ các khoản đầu tư cá nhân của mình. Hơn nữa, ông là một trong số ít những nhà hoạt động trong ngành đầu tư có thể dự đoán chính xác khủng hoảng tài chính, tròn hai năm trước khi nó xảy ra.

Sau khi Tiger Management đóng cửa, rất nhiều nhà phân tích và quản lý quỹ - những nhân viên trước đó của ông dưới sự dẫn dắt 1 thời của ông đã tự đứng ra điều hành các quỹ riêng. Một trong rất nhiều các nhà quản lý thành công đã từng là nhân viên của ông bao gồm: John Griffin của Blue Ridge Capital, Andreas Halvorsen của Viking Global, Lee Ainslie của Maverick Capital, và Stephen Mandel của Lone Pine Capital. Hai trong số "những chú hổ con nhân viên của ông " thành công nhất là quỹ Tiger Global của Chase Coleman – có doanh số trung bình trong 7 năm là hơn 43% vào năm 2007, và quỹ Tiger Asia do Bill Hwang quản lý.

Dù cho có thất bại để đời đối với quỹ Tiger, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình, Julian Robertson đã chứng minh được bản thân là một nhà đầu tư khôn ngoan bậc nhất, tạo ra nguồn lợi nhuận vững chắc và đồ sộ, đồng thời tạo nên nhiều" huyền thoại quản lí quỹ khác" từ đế chế Tiger ban đầu. Và tất nhiên, nguyên tắc đầu tư mà ông chia sẻ chỉ gói gọn trong 2 điều dưới đây:

1. Tìm hiểu thật kĩ về doanh nghiệp mà mình định đầu tư, phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để đầu tư trung và dài hạn

Khi thị trường rơi vào khủng hoảng, hầu hết các cổ phiếu sẽ giảm, điều này đúng. Tuy nhiên, những cổ phiếu thực sự tốt là những cổ phiếu sẽ giảm ít hơn thị trường và những cổ phiếu này cũng là những cổ phiếu hồi phục nhanh nhất khi thị trường hồi phục. Đầu tư dài hạn là việc chấp nhận rằng, khủng hoảng tài chính dù có xảy ra thì đó cũng chỉ là một giai đoạn.

Trong dài hạn, giá cổ phiếu sẽ được trả về mức giá trị thực của nó. Để tìm được những cổ phiếu này, buộc nhà đầu tư phải bỏ nhiều rất công sức để tìm hiểu, phân tích và đánh giá. Bù lại, chúng sẽ giúp nhà đầu tư có được những giấc ngủ ngon cho dù thị trường có biến động như thế nào.

2. Luôn có điểm dừng

Những nhà đầu tư thành công luôn hiểu rõ rằng trong đầu tư rủi ro là luôn xảy ra, và việc không có ngưỡng dừng lỗ ở mỗi vụ giao dịch giống như đi xe trên đường mà không có phanh vậy. Có thể chúng ta may mắn thoát được 1 đến 2 vụ giao dịch thua lỗ, tuy nhiên về lâu dài chắc chắn sẽ có những vụ thua lỗ tới mức cháy tài khoản.

Đa phần những nhà đầu tư luôn bị thị trường dẫn dắt và chi phối cảm xúc dẫn tới việc dời ngưỡng dừng lỗ hoặc bỏ dừng lỗ. Đây là vấn đề chính khiến nhiều người không thể trụ quá một đến hai chu kỳ của thị trường, chứ chưa nói đến việc coi đầu tư là một nghề để theo đuổi lâu dài.

Ngoài dừng lỗ ra, những nhà đầu tư thành công luôn biết có những thời điểm cần phải dừng giao dịch bởi họ hiểu rằng hệ thống giao dịch của họ chỉ phát huy hiệu quả trong một số điều kiện thị trường nhất định.

Vì vậy nếu gặp trường hợp ngược lại họ sẽ dừng giao dịch, trong khi những nhà đầu tư khác liên tục giao dịch hoặc thay đổi hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng bất chấp mọi điều kiện với hy vọng kiếm tiền hằng ngày và hàng tuần.


Theo Nhịp sống kinh tế
 
Bên trên