Sự sụt giảm lịch sử của dầu

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 730
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Nguyên nhân khiến thị trường dầu khí sụp đổ một cách ngoạn mục là do ngày càng có nhiều nước trên thế giới nỗ lực để đương đầu với đại dịch Corona, điều này dẫn đến sự thu hẹp kỷ lục nhu cầu sử dụng dầu mỏ hàng năm.

Thị trường tương lai tuột dốc hơn 6% sau khi đã mất hơn ¼ giá trị vào tuần rồi - mức giảm nặng nhất kể từ năm 2008. Ngay cả khi Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ tung ra động thái khẩn cấp nhằm xoa dịu nền kinh tế lớn nhất thế giới, càng làm cho thị trường đáng ảm đạm hơn, giá dầu thô New York có thời điểm giảm xuống 20 đô-la một thùng. Giá xăng dầu tại Hoa Kỳ đã chạm đáy.


1584931700899.png

Thị trường đang dần bị đẩy sâu hơn vào khủng hoảng bởi những cú sốc về cung - cầu chưa từng có trước đây diễn ra cùng lúc. Những dự báo về nhu cầu dầu khí toàn cầu đang bị cắt giảm đáng kể từ khi các biện pháp của Chính phủ như hạn chế sự đi lại của người dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, vô hình chung đã đưa chuỗi cung ứng rơi vào hỗn loạn. Đồng thời, các nhà cung ứng khổng lồ cũng đang bắt đầu một cuộc chiến giá cả tàn khốc sau sự tan rã của liên minh dầu khí OPEC+, giải phóng một trữ lượng dầu lớn ra thị trường.

Vandana Hari, người sáng lập Vanda Insights tại Singapore cho biết: “Thị trường tài chính toàn cầu đang bị xáo trộn bởi sự leo thang trầm trọng của vi-rút Corona đồng thời đến từ những lo ngại về những chiến lược vĩ mô của các quốc gia nhằm ngăn chặn vi-rút. Nếu đại dịch tiếp tục diễn tiến xấu hơn trên phạm vi toàn cầu, giá dầu sẽ tiếp tục giảm mạnh. Và nếu tình hình tồi tệ hơn tại Hoa Kỳ, hãy chuẩn bị cho ngày Tận thế đi là vừa!”

Các nhà giao dịch dầu khí, những nhà điều hành, quản lý quỹ phòng hộ và chuyên gia tư vấn đang có những điều chỉnh về dự tính nhu cầu dầu khí toàn cầu. Một nỗi lo lớn đang dần hình thành ngay lúc này chính là sự tiêu thụ dầu khí hàng ngày, khi mà mức tiêu thụ trung bình chỉ hơn 100 triệu thùng một ngày trong năm 2019 lại là con số đỉnh điểm tính từ đầu năm đến nay. Con số này vượt xa mức lỗ gần 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2009 và thậm chí sắp sửa vượt mặt mức lỗ 2.65 triệu thùng vào năm 1980, khi nền kinh tế thế giới vụn vỡ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai.

Giá dầu thô Brent đã giảm đến xấp xỉ 20 đô/ thùng, trước đó mức giảm này là 5,9% tương đương 31,87 đô trong phiên giao dịch lúc 6 giờ 58 phút tại Luân đôn Anh Quốc. Cổ phiếu thị trường tương lai giảm 25% trong tuần trước, mức giảm cao nhất kể từ tháng mười hai năm 2008. Cổ phiếu trung cấp West Texas giảm 4.2% xuống còn 30,40 đô trên sàn giao dịch Thương mại New york sau khi giảm xuống còn 29,75 đô trong phiên giao dịch trước đó.

Song hành với việc hạn chế di chuyển trên toàn cầu một lần nữa được thắt chặt hơn vào cuối tuần này, phía Hoa Kỳ cũng đang gia hạn lệnh cấm du lịch đối với 2 nước Anh và Ireland. Úc cho biết bất cứ cá nhân nào nhập cảnh vào Úc thời gian này đều phải cách ly trong vòng hai tuần. Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc và Pháp cũng đã cho ngừng hoạt động tất cả các quán cà phê và nhà hàng.

Thành phố New York cũng đã giới hạn dịch vụ mang về và giao tận nhà của các nhà hàng và quán bar, song song đó là đóng cửa các hộp đêm, rạp chiếu phim và những buổi hòa nhạc. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị những sự kiện có trên 50 khách mời nên tạm hoãn trong 8 tuần nữa.


1584931649397.png

Những sắc lệnh trên đã và đang giáng một búa vào nhu cầu tiêu thụ xăng dầu. Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu thô đối với động cơ đã giảm xuống mức chỉ còn 2,88 đô một thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, trong khi đó mới hôm 6 tháng 3 vừa còn, nó vẫn còn ở mức 17 đô một thùng.

Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ mới đây đã cắt giảm tỉ lệ chuẩn ngân sách của mình xuống con số gần 0% đồng thời tăng tỉ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ lên ít nhất 700 tỷ đô. Bước đi này có thể sẽ tạm thời kích hoạt lại dòng chảy tiền tệ trên toàn thế giới, nơi những quốc gia đang cố gắng lưu thông tiền tệ trong bối cảnh các hoạt động kinh tế bị đình trệ. Ngân hàng Trung Ương New Zealand đã cắt giảm 75 điểm vào thứ Hai tuần trước.

Động thái phi thường này của Cục nhằm xoa dịu thị trường, tuy nhiên vẫn chưa đủ để hỗ trợ cổ phiếu và lợi tức trái phiếu giảm mạnh cùng với giá dầu thô. Giá vàng và đồng Yên tăng cùng với trái phiếu chính phủ khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm một bến đỗ an toàn từ cuộc khủng hoảng.

Cổ phiếu của các nhà khai thác năng lượng đang bị dồn nén. Công ty Trung Quốc Cnooc Ltd, công ty nhận được gần như toàn bộ doanh thu từ dầu khí mỏ và dầu khí thành phẩm là đối tác của công ty Exxon Mobil Corp.’s tại đại dự án tại Guyana, giảm tới 7,2% trên sàn Hồng Kông. Cổ phiếu công ty Oil Search Ltd. được niêm yết tại sàn Sydney giảm khoảng 16%, trong khi tập đoàn Nhật Inpex mất tới 5,2%.


1584931603294.png

Dựa theo dữ liệu về sản lượng công nghiệp của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đang có những lo ngại về nhu cầu sử dụng dầu. Đất nước này đã chịu đựng một cơn sụt giảm thậm chí còn sâu hơn so với dự kiến vào đầu năm khi dịch vi-rút khiến các nhà máy, cửa hàng và nhà hàng trên toàn quốc phải đóng cửa.

Tổng sản phẩm quốc nội là tất cả những gì họ có bây giờ, nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì cũng chỉ đạt được ¼ . Điều này lần đầu tiên xảy ra kể từ khi có những công bố dữ liệu từ năm 1989.

David Lennox, một nhà phân tích của Fat Prophets cho biết: “Thị trường đang ra sức cân nhắc giữa việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự Trữ Liên Bang, nới lỏng định lượng và đối mặt với sự thật rằng tình hình đang tồi tệ hơn rất nhiều so với chúng ta đã nghĩ. Chúng ta cũng đã nhìn thấy một lượng lớn cổ phiếu được bán đổ bán tháo, báo hiệu những tín hiệu tiêu cực từ thị trường.”
 
Last edited by a moderator:
Bên trên