Tại sao lại tồn tại 2 chỉ số doanh số bán lẻ?

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 1,096
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Doanh số bán lẻ hay Retail Sales là chỉ báo high impact đến thị trường tiền tệ và chứng khoán. Thế nhưng, tại sao lại có thể Core Retail Sales và có gì khác biệt giữa 2 con số này không?

Retail Sales:
- Doanh số bán lẻ đo lường tổng số giá trị hóa đơn tại các cửa hàng bán sản phẩm không bao gồm dịch vụ. Con số này quan trọng bởi vì nó là thành tố chính trong chi phí tiêu dùng. Con số này tăng cao là biểu hiện một nhu cầu tiêu dùng mạnh. Tiêu dùng mạnh thì khả năng lạm phát sẽ tăng trong nền kinh tế.

1588914487317.png

Khủng hoảng 1 năm hủy hoại hoàn toàn doanh thu bán lẻ ổn định từ trước kéo theo lãi suất phải cắt đột ngột cùng các gói QE​

- Vòng tròn chu kì kinh tế gia tăng, nhu cầu tăng cao, giá sản phẩm leo thang tạo ra lạm phát và nếu lạm phát tự nhiên vượt mức mục tiêu 2% quá xa thì ngân hàng trung ương sẽ ra tay thắt chặt cung tiền để tránh tạo ra bong bóng kinh tế. Ngược lại, doanh số bán lẻ thấp kéo dài là biểu hiện cho nền kinh tế suy nhược cần các biện pháp kích thích kinh tế từ chính phủ thông qua các gói hỗ trợ tài chính hay đẩy mạnh cung tiền để khuyến khích tiêu dùng.

Core Retail Sales:
- Vậy Core Retail Sales thì sao? Đây là con số Retail Sales trừ đi doanh số bán của các sản phẩm là ô tô. Lý do trừ đi doanh số ô tô là vì trong kinh tế Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ ô tô thường đóng góp khoảng 20%, nhưng con số này lại thường rất biến động theo mỗi thời kỳ kinh tế. Cho nên người ta gạt nó sang một bên khi tính doanh thu "lõi" để xem tiêu dùng có thật sự tăng trưởng hay không.

1588914588399.png

Core Retail Sales
1588914619409.png

Retail Sales​
- Việc gạt bỏ doanh số bán ô tô này cũng giống như cách tính chỉ số lạm phát lõi (core CPI) người ta loại bỏ giá thực phẩm (Food) và năng lượng (Energy) để có cái nhìn khách quan nhất.
 
Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
  • Quản Lý Vốn
  • Non-Farm là gì ?
  • Bên trên