Tăng trưởng thần tốc DAOs: Cân nhắc lại việc chi tiêu cho các tổ chức phi tập trung.

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 0Lượt xem: 860
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

Bài viết được thành viên Ellie Nguyen thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu “Blitzscaling DAOs: Rethinking spending for decentralized organizations" của Jack Purdy với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

1.PNG

"Với sức mạnh của công nghệ thông tin hiện đại, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể mã hóa một sứ mệnh; nghĩa là tạo ra một hợp đồng bất khả xâm phạm mà có thể tạo ra doanh thu, trả tiền cho mọi người để thực hiện một số chức năng, và tìm ra phần cứng mà chính nó có thể tự vận hành, tất cả đều không cần đến định hướng của con người. "
Trích lời Vitalik, 19 tuổi, thời đại của DAO đã đến với chúng ta.


Không còn là các tổ chức kỹ thuật số không có thẩm quyền, giờ đây các tổ chức kỹ thuật số này đã có khả năng tạo ra những hoạt động kinh tế thực, không chỉ đơn thuần là những ý tưởng nữa. Sau tám năm, chúng ta có hàng trăm các tổ chức kỹ thuật số, trong đó có hàng ngàn người và hàng triệu USD vốn, thể hiện rằng trong thực tế, tương lai các công trình/dự án được tái tạo lại như thế nào. Những gì bắt đầu như lý thuyết bây giờ đã phát triển, cả hệ sinh thái đa dạng của các DAOs đang hoạt động với những sứ mệnh riêng.

2.PNG


Mặc dù những thử nghiệm lớn này đang diễn ra ngay trước mắt, nhưng cũng cần lưu ý rằng DAO là phương tiện nhằm tổ chức công việc một cách hiệu quả với sức mới mẻ và sáng tạo, tuy nhiên không có nghĩa là tốn công tốn sức tái tạo điều đã tồn tại và không hiệu quả. Kể từ lâu, con người đã khám phá ra rất nhiều cách để tổng hợp vốn, phân bổ vốn, điều phối nhiệm vụ, đền bù cho công nhân, v.v ... Điều này diễn ra dưới nhiều hình thức, cuối cùng đạt đỉnh điểm và tạo nên một cấu trúc công ty quen thuộc mà chúng ta biết ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà việc chúng ta kết hợp lại với nhau tạo nên một doanh nghiệp như là phương tiện chính để thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế. Một công ty/doanh nghiệp chính là một phương tiện hiệu quả để điều phối các nhóm lớn những người có cùng mục tiêu chung.

DAO về cơ bản là phiên bản tiếp nối của một doanh nghiệp, nhưng theo kiểu phi tập trung một cách số hóa hơn, tuy nhiên vẫn cần những bài học về cách mà chúng ta đã xây dựng và phát triển các doanh nghiệp thành công. Có vô số sách, podcast, các khóa học trực tuyến, MBA.v.v. báo cáo về chủ đề này. Nhưng chỉ có một cách có vẻ rất phù hợp trong bối cảnh của DAO.
Trong tình trạng hiện tại, mặc dù đang có những khoản dự trữ tiền mặt khổng lồ, các DAOs chi tiêu rất thận trọng. Điều này đang cản trở sự tăng trưởng và làm cho các DAOs khó có thể cạnh tranh nếu không chi mạnh để nhanh mở rộng quy mô và đi đến thống trị trong ngành tương ứng.
Các DAOs cần hành động và thực hiện theo cuốn sổ tay khởi nghiệp: Tăng trưởng thần tốc (Blitzscaling).

Tăng trưởng thần tốc 101
Tăng trưởng thần tốc là một khái niệm được nhà sáng lập LinkedIn ông Reid Hoffman phổ biến trong cuốn sách cùng tên của ông.
Tóm tắt:
"Tăng trưởng thần tốc là một chiến lược và một tập hợp những kỹ thuật để thúc đẩy và quản lý sự phát triển nhanh tột bậc, trong đó ưu tiên tốc độ hơn là hiệu suất trong một môi trường không chắc chắn. Nói cách khác, đó là chất xúc tác cho phép công ty của bạn phát triển với một tốc độ chóng mặt để hạ đo ván đối thủ."

Thay vì tỉ mỉ tính toán đưa ra quyết định, thì tăng trưởng thần tốc nhấn mạnh sự tăng trưởng lên trên hết, ngay cả khi phải đánh đổi tính hiệu quả. Tại sao phải đánh đổi cho rủi ro này? Bởi vì cái giá của việc phát triển chậm thì lớn hơn nhiều so với sự không hiệu quả của việc phân bổ vốn nhanh. Nếu bạn dành thời gian quý báu của bạn để đảm bảo mỗi một đồng đô la được sử dụng hiệu quả nhất, bạn đang đặt tổ chức của mình vào tình thế rủi ro. Đối thủ của bạn có thể đã bỏ xa bạn rồi. Và rồi, một dollar tiết kiệm được thì có ích gì nếu việc kinh doanh của bạn bị đình trệ.

Chiến lược này không áp dụng cho mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề mà áp dụng cho những ngành nghề có hiệu ứng mạng cao, nơi mà mỗi một người dùng gia nhập vào mạng lưới sẽ tạo thêm giá trị cho cả mạng lưới. Những ngành này có xu hướng thu lợi nhuận nhiều nhất sau khi đạt đến tốc độ cần thiết để bứt phá. Một ví dụ rõ ràng là ngành công nghiệp Ridesharing, Uber có thể thu hút được nhiều tài xế hơn, những người tài xế này sau đó kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ việc lái xe và vì vậy bắt đầu vòng xoay tăng trưởng. Nhờ vậy, Uber bây giờ đã chiếm gần 70% thị phần ngành Ridesharing tại Mỹ một cách rất nhanh chóng.

Crypto, như Ridesharing, cũng là một ngành nghề đáp ứng điều kiện tiên quyết là hiệu ứng mạng cao. Uniswap, một DAO có khối lượng ngân quỹ (treasury size) lớn nhất. Khi mỗi người dùng mới bắt đầu giao dịch, đồng nghĩa với việc cung cấp thanh khoản sẽ có lợi hơn, do đó các nhà cung cấp thanh khoản bỏ vào nhiều vốn hơn, từ đó thanh khoản cao hơn và giao dịch trở nên hấp dẫn hơn, cuối cùng bạn có một vòng xoay tăng trưởng của mình. Là AMM đầu tiên đạt quy mô cạnh tranh với các sàn giao dịch tập trung, Uniswap cũng đã chiếm giữ vị trí giống như Uber… ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Khác nhau là Ridesharing đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong khi đó, DeFi vẫn chỉ hoạt động ở góc rìa của thế giới tài chính. Vì vậy, còn quá sớm để biết được DAO nào sẽ là kẻ chiến thắng.

3.PNG


Ngoài ra, lý do mà chưa có kết luận rõ ràng về việc ai sẽ dẫn đầu ngành này cũng vì tính cạnh tranh đặc trưng của Crypto do bản chất mã nguồn mở (open-source). Bởi vì bất kỳ ứng dụng nào cũng dễ bị sao chép, vì vậy các DAOs càng cần cấp thiết hơn trong việc mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.

Một ví dụ về sàn giao dịch phi tập trung khác đó là sự nổi lên của Sushiswap, điều này cho thấy rõ ràng các fork đều có thể phát triển hệ sinh thái của riêng chúng và có khả năng trở thành mối đe dọa. Mặc dù UniSwap đang bỏ xa SushiSwap, nhưng rõ ràng rằng mối đe dọa của việc forking đang ở khắp mọi nơi thể hiện mối quan tâm chính đáng với các dự án.

Điều này không có nghĩa là không có gì ngăn cản những kẻ thay thế soán ngôi vị ngay lập tức. Có thương hiệu, cộng đồng và sự tích hợp.v.v Khi một DAO mở rộng quy mô mỗi một thứ này lên, chúng ngày càng trở nên vững chãi. Do đó, giao thức phát triển càng nhanh thì càng ít bị cạnh tranh.

Vấn đề chi tiêu của DAOs
Chúng tôi nhận thấy rằng các DAOs cần phải phát triển nhanh chóng để tận dụng các hiệu ứng mạng vốn có trong Crypto và trước hết là để tránh việc đối thủ cạnh tranh đạt được quy mô. Vậy họ đang làm gì để đạt được điều này?
Trong năm qua, 3 DAO lớn nhất đã thiết lập các chương trình tài trợ, cấp vốn cho các hoạt động mà làm gia tăng giá trị. Kết quả là đã có khoảng $3 triệu được tài trợ cho một lượng lớn những người và tổ chức khác nhau đang xây dựng các công cụ tốt hơn, tích hợp nhiều giao thức hơn, cung cấp nhiều dữ liệu và nghiên cứu hơn, tổ chức các sự kiện, và hơn thế nữa.

4.PNG


Mỗi chương trình tài trợ riêng đã tạo ra một số kết quả tuyệt vời khi phân bổ số tiền mà họ được tài trợ. Chúng ta đã có những sáng kiến trực tiếp mang đến cho hàng trăm người dùng, hàng trăm treasury dashboards để cung cấp thông tin chi tiết hơn về tài chính của dự án và thậm chí tài trợ Esports để tăng nhận diện thương hiệu! Thật tốt, tuy nhiên các DAOs liệu có thể nỗ lực hơn để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa không?
Câu trả lời là có.

5.PNG


Các khoản tiền được phân bổ hiện tại cho các chương trình tài trợ thậm chí còn không là một giọt nước trong đại dương. Mà nó chỉ là một phần nhỏ của một phần nhỏ của một giọt nước mà thôi. Hiện tại, đây là một quan điểm hoang đường vì các chương trình tài trợ không thể hiện được toàn bộ chi tiêu của các DAOs. Ngân khố được sử dụng riêng để tài trợ cho những người đóng góp cốt lõi, khuyến khích thanh khoản và thậm chí thành lập các quỹ hoạt động hợp pháp. Nhưng vấn đề vẫn còn tồn tại. Phần lớn các DAOs đang đứng ngồi không yên trên ngân khố lớn được sử dụng cho việc tăng trưởng. Nhớ lại, đối với loại hình công nghiệp này, mở rộng quy mô và chiếm lĩnh một sự dẫn đầu không thể vượt qua nhờ các hiệu ứng mạng vốn có là cần thiết bởi nếu không thì một dự án khác tiềm năng hơn có thể xuất hiện.

Tăng trưởng thần tốc hay Chết
Rõ ràng là các DAOs có thể (và nên) chi tiêu nhiều hơn. Thậm chí nếu họ vẫn tiếp tục thận trọng và phân bổ phần trăm nhỏ trong ngân khố của các chương trình tài trợ, sẽ rất lâu để họ có được nhiều người dùng, giá trị tài sản được khóa, doanh thu và tất cả mọi thứ trong một tổ chức giá trị hơn.

6.PNG


Với việc chi tiêu từ 0.5%-1% ngân khố, các DAOs đã có thể mở rộng số lượng và quy mô các sáng kiến tùy theo mức độ tài trợ. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều tổ chức vốn hóa tốt hơn trong việc xây dựng, nghiên cứu, tiếp thị, và thực hiện tất cả các loại dịch vụ giá trị gia tăng để giúp các DAOs phát triển.

Một mức cao hơn mà vẫn hợp lý là 10% của ngân khố. Với mức này, một DAO vẫn còn 10 năm để chi tiêu hết toàn bộ ngân khố. Ít nhất là một vài thập kỷ trong thời đại Crypto.

Với sự phát triển theo cấp số nhân của ngành, có cảm giác như chúng ta đang ở một bước ngoặt lớn và chỉ còn một thời gian tương đối ngắn để các dự án có cơ hội tạo dựng tên tuổi. Bằng cách chi tiêu một số tiền gồm 9 con số, các DAOs sẽ tự đặt mình vào vị thế có thể gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng khi đưa chúng lên vị trí hàng đầu của không chỉ tiền điện tử mà là toàn bộ thế giới.

Nhưng một dự án có thể chi 100 triệu đô la, nếu không muốn nói là nhiều hơn, vào việc gì? Với tâm lý tăng trưởng thần tốc thì không thiếu các dịch vụ gia tăng giá trị để tài trợ… Bất kỳ nhóm mới nào có năng lực đang tìm cách xây dựng công cụ hữu ích đều có thể được tài trợ. Những nhóm nổi bật thì đặc biệt? Tài trợ nhiều kinh phí hơn cho họ để đảm bảo họ có những nguồn lực cần thiết để xây dựng các công cụ hữu ích nhất, thân thiện nhất với người dùng đến cả người bà 90 tuổi của bạn cũng có thể trở thành một người dùng phù hợp.

Và để đảm bảo bà của bạn không gặp khó khăn, các dự án đã thuê dịch vụ kiểm toán từ một trong những nhân viên kiểm toán hợp đồng tương lai đắt giá. Thực tế, họ thậm chí có thể đã thuê 2 người. Sao lại không phải là 3 nhỉ? Bởi vì các DAOs nên có nhiều người giám sát về những hoạt động bên trong của những gì có thể sẽ trở nên bùng nổ trong hệ thống tài chính toàn cầu tương lai. Điều này đảm bảo rằng xác suất của một vụ tấn công gần như là 0% để tránh việc những người theo thế giới cũ nghĩ bạn không đủ nghiêm túc và không tin tưởng giao tiền cho bạn.

1631602760745.png

Thay vì chú ý vào các bài báo tiêu cực như các vụ hack, các DAOs có thể tập trung vào việc cảm nhận xu hướng hiện tại một cách có chủ ý hơn. Ví dụ như để tên của họ xuất hiện ở nơi mà mọi người chú ý đến. Hãy nhìn FTX. Họ chi cho mọi thứ, từ sân vận động bóng rổ đến đồng phục trọng tài cho các đội Liên Minh Huyền Thoại. Chắc chắn họ phải là một tổ chức trị giá $18 tỷ thì họ mới có đủ khả năng chi hàng trăm triệu cho mỗi một thương vụ này, thực tế có rất nhiều DAO hàng tỷ đô la có khả năng tài trợ cho một đội thể thao giống như vậy. Hoặc ít nhất là một quảng cáo của Super Bowl. Cầu mắt lúc này thật có giá trị vì nếu bạn thu hút được một lượng lớn người hâm mộ, (thực tế bằng kích thước của toàn bộ số tiền điện tử) đang nhìn vào tên của bạn, điều đó có nghĩa là bạn đã bắt đầu thu hút được nhiều người hơn, ít nhất là họ sẽ xem xem bạn đang làm gì.

Thật xứng đáng khi dành $25 triệu cho một chặng đường dài để chống lại các chính trị gia cao tuổi ở DC cản trở việc Crypto đang được áp dụng rộng rãi. Nhưng nó chỉ mới là một dự án thôi. Có thứ còn tốt hơn thế. Một ngành công nghiệp $100 triệu. Hoặc thậm chí là $1 tỷ. Điều này có thể không mang lại lợi ích trực tiếp cho một DAO để vượt lên trước sự cạnh tranh nhưng nó sẽ ngăn chặn một hình thức cạnh tranh khác kém hơn nhiều. Nếu có đủ các dự án tham gia vào hàng ngũ của Uniswap và gần đây là các dự án như Yearn, Curve và Sushi, để tài trợ cho các hoạt động pháp lý mang tính tích cực hơn, chúng tôi đảm bảo rằng những người nắm quyền sẽ biết rõ rằng Crypto là một động lực tốt làm cho thế giới trở nên minh bạch và bình đẳng hơn và rằng họ sẽ bị chỉ trích nếu họ cố gắng xóa bỏ sự tồn tại của nó.

Nói về tính minh bạch, các tờ khai 10k và 10q đã rơi vào dĩ vãng (10k và 10q lần lượt là một báo cáo toàn diện nộp hàng năm và hàng quý bởi một công ty giao dịch công khai về hoạt động tài chính của mình và theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC)). Giờ đây, chúng ta có bảng cân đối kế toán theo thời gian thực và bản báo cáo lãi lỗ để xem trạng thái tài chính của một giao thức vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể làm rõ tính khả thi. Các DAOs có thể tài trợ thêm cho các trình hướng dẫn SQL (Structured Query Language là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc. Nó là một ngôn ngữ, là tập hợp các lệnh để tương tác với cơ sở dữ liệu. Dùng để lưu trữ, thao tác và truy xuất dữ liệu được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu quan hệ.), từ đó các DAOs có được mọi điểm dữ liệu có thể mà một bên liên quan muốn biết trong nhiều loại dashboard rõ ràng và có thể lọc được. Điều này không chỉ tạo nên sự minh bạch mà còn rõ ràng về một tổ chức chưa từng thấy trước đây. Các DAOs không theo kịp sẽ chết vì hệ sinh thái sẽ yêu cầu tiêu chuẩn vàng về việc báo cáo dự án.

Và hơn nữa, những con số quan trọng này sẽ thật vô nghĩa nếu không có ngữ cảnh thích hợp. Rất may, có một nhóm các nhà phân tích đã phân tích những con số này để cho chúng ta biết chúng là gì và tại sao chúng lại quan trọng. Với nghiên cứu đầy đủ, các DAOs không chỉ có đầy đủ thông tin cho những người ra quyết định chính của họ mà còn có thể giúp cộng đồng Crypto lớn mạnh hơn bắt kịp tất cả các phát triển trọng đại để thu hút nhiều nhà phát triển, nhà đầu tư và những người dùng có kiến thức. Bạn cần hiểu rõ, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng đối với DAO tìm cách chi tiêu vào những thứ hữu ích thì không phải là vấn đề. Một DAO sẽ tăng trưởng thần tốc nếu nó muốn.

Một số điểm cần xem xét
Quyền lực càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Việc giao hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm triệu đô la cho một ủy ban tài trợ chắc chắn mang lại khá nhiều quyền lực. Hiện tại, các ủy ban tài trợ sẽ không thể xử lý loại trách nhiệm này. Với nguồn lực chi tiêu như vậy, nền kinh tế dịch vụ DAO sẽ phát triển mạnh với đủ loại công ty cạnh tranh nhau để được tài trợ, đồng nghĩa với việc số lượng yêu cầu tài trợ sẽ tăng vọt. Do đó, hoặc là các ủy ban sẽ cần mở rộng quy mô hoặc là bạn phải có các chương trình với mục tiêu cụ thể (tức là các chương trình tài trợ riêng cho sản phẩm, tiếp thị, nghiên cứu, v.v.). Khi hoạt động ngày càng trở nên phức tạp, các ủy ban cần phải phát triển thành các tập đoàn nhỏ của riêng mình và trong đó chính họ đưa ra một loạt các vấn đề khác cần giải quyết.

Một vấn đề khác cần xem xét đó là các token holders có thể ngại tài trợ cho loại chương trình chi tiêu này bởi vì những chương trình này được tài trợ bằng token gốc, nhưng người nhận lại có thể muốn stablecoin. Điều này có thể khiến những con số giảm xuống nếu mọi khoản trợ cấp bị bán phá giá trên thị trường. Tuy nhiên, các DAOs có thể triển khai các lịch trình vesting hoặc thậm chí sáng tạo các cách thức kỳ lạ hơn như các tùy chọn KPI để ngăn chặn việc bán phá giá. Điều này sẽ tạo nên một nhóm người gồm các bên liên quan phân tán hơn, tất cả đều có những quyền lợi được đảm bảo trong sự thành công của DAO nói chung.

Ngoài ra còn có những cách "không chi tiêu ròng" để tài trợ cho các chương trình như chúng ta đã thấy với đề xuất mới nhất của Flipside, về cơ bản là vay $25 triệu trong UNI để kiếm lợi nhuận và tài trợ cho những phân tích dữ liệu. Các DAOs sẽ có được một cách để sử dụng ngân khố mà không thực sự chi tiêu vì họ luôn có thể thu hồi toàn bộ khoản tài trợ. Tuy nhiên, đề xuất cụ thể này đã thất bại vì nhiều bên liên quan dường như bị mù mờ thông tin và đưa ra những lo ngại xác đáng xung quanh việc giám sát nó. Bỏ qua điều đó, loại cấu trúc tạo ra lợi nhuận này là lợi ích ròng cho tất cả các bên bởi vì các nhà cung cấp dịch vụ và những cộng đồng lớn hơn được trả tiền cho các dịch vụ làm gia tăng giá trị và các DAOs thì chỉ cần đưa các tài sản không sinh lợi nhuận vào hoạt động mà không cần phải làm khấu hao bảng cân đối kế toán của chúng.

Báo cáo này chỉ tập trung vào dòng tiền chảy ra từ DAO và bỏ qua những dòng tiền chảy vào tiềm năng. Quay trở lại với việc coi DAO như một công ty, mục tiêu không phải là đốt tiền trên bảng cân đối kế toán mà là tạo ra doanh thu để chi tiêu liên tục. Nhiều dự án trong số này đang tạo ra doanh thu hàng triệu đô la mỗi năm và ngay thời điểm hiện tại, họ có khả năng thay đổi nhanh chóng để tăng doanh thu. Với loại dòng tiền bù đắp này, tăng trưởng thần tốc thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn khi tỷ lệ đốt quỹ ngân khố giảm xuống.

Kết luận
Tăng trưởng thần tốc đã trở thành cách nói phổ biến ở Thung lũng Silicon. Các công ty khởi nghiệp đã học được rằng khi có hiệu ứng mạng mạnh mẽ cũng là lúc bạn đang chạy đua với thời gian. Các công ty lớn nhất hiện nay đang tràn ngập trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta: Amazon, Facebook, Uber, AirBnb, tất cả đều hiểu rằng nếu họ muốn được như bây giờ, họ cần phải phát triển với tốc độ “khó chịu”, bất chấp logic kinh doanh cũ đã được thử nghiệm.

Chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng tương tự trong Crypto diễn ra khi các điều kiện dường như ủng hộ các giao thức có thể đạt được quy mô nhanh chóng. Cho đến nay, các DAOs đã phát triển nhanh hơn những gì mà những người đề xuất ban đầu có thể mường tượng. Nhưng chúng còn lâu mới phát huy hết tiềm năng. Cũng giống như sự ra đời của một doanh nghiệp cho phép chúng ta tổ chức hiệu quả hơn các nguồn lực để thúc đẩy sự tiến bộ của con người, các DAOs có thể mở ra cấp độ tăng trưởng tiếp theo. Chúng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt để giành vị trí dẫn đầu, nhưng người chiến thắng sẽ là những người nắm bắt được Tăng trưởng thần tốc.

Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
 

Đính kèm

Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
Last edited:
Bên trên