Thị trường trái phiếu (P2)

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 749
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Bài viết trước tôi đã giới thiệu về trái phiếu (bond) thì ở bài viết này tôi sẽ đi sâu hơn về tâm lý thị trường và quan sát lợi tức trái phiếu.

Tâm lý thị trường:
- Trái phiếu như tôi đã nói chính là NỢ và khi người mua là chủ nợ. Dù là trái phiếu chính phủ hay tập đoàn công ty đến nợ thì phải trả. Lợi tức (Yield) là linh hồn nên mọi phân tích đều xoay quanh Yield. Thị trường trái phiếu có 2 phương diện chính đó là tấn công và phòng thủ.
- Tấn công khi các trader kỳ vọng về một nền kinh tế phát triển trong tương lai thì bond sẽ được phát hành mạnh để đáp ứng nhu cầu đi vay tiền. Số người đi vay tăng thì khả năng vay được tiền ít đi do đó, để cạnh tranh vay được tiền thì người đi vay phải trả lãi suất cao hơn (Yield tăng). Ta kết luận được Yield có chiều tăng tăng khi nền kinh tế phát triển.

1585625113298.png

- Điểm tạo nên sự khác biệt giữa trái phiếu và chứng khoán ở chỗ trái phiếu là nợ còn chứng khoán như một phương thức góp vốn làm ăn chung. Nợ là phải trả còn pháp nhân phát hành chứng khoán không có nghĩa vụ phải trả cho bạn khi công ty thua lỗ, vì vậy bond có rủi ro thấp. Kinh tế suy thoái, dịch bệnh xảy ra, bất đồng chính trị thì dòng tiền sẽ đổ về bond của những nước có hạng mức tín dụng cao, đặc biệt là Hoa Kỳ. Ví dụ rõ nhất là khủng hoảng tài chính năm 2008, mặc dù trung tâm cuộc khủng hoảng là tại Mỹ nhưng money flow vẫn chảy về Mỹ nhằm mua bond từ U.S, dẫn chứng cho điều này là lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm từ mức cao nhất 5.2% vào tháng 01/2007 xuống mức thấp gần 2% năm 2009 bởi Mỹ có hạng mức tín dụng AAA và có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Do có quá nhiều người có nhu cầu cho vay nên Yield lúc này sẽ giảm.

1585625059365.png

- Tóm lại, chúng ta nhìn lợi tức trái phiếu để có thể dự đoán tâm lý thị trường. Ví dụ, khi yield tăng có nghĩa nền kinh tế đangg phát triển tốt. Kinh tế phát triển tốt kéo theo kì vong về lạm phát gia tăng dẫn đến giá hàng hóa tăng lên, lúc này có thể đầu tư vào các hợp đồng tương lai cho cà phê, đậu nành.

Quan sát các dạng biểu đồ:
- Thông thường, bond có kì hạn càng dài thì yield sẽ càng cao và bond có kỳ hạn thấp sẽ có yield thấp dần. Nếu người ta đem bond yield của các mức kỳ hạn khác nhau sắp xếp theo thứ tự từ kỳ hạn ngắn đến kỳ hạn dài thì sẽ được một Normal yield curve ( đường cong lợi tức dạng chuẩn). Ngược lại, Inverted yield curve xuất hiện khi điều nghịch lý xảy ra là bond có kỳ hạn càng dài thì yield lại càng thấp. Cứ mỗi khi dạng này xuất hiện thì kinh tế sắp bước vào một kỳ khủng hoảng hay ít ra là một thời kỳ điều chỉnh giảm ( xác xuất dự báo này của yield curve đúng tơi 86% nếu thống kê từ 1929 đến nay).

1585624720125.png
- Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra ngay mà phải qua một thời kỳ Flatten yield curve. Flatten yield curve có nghĩa là đường cong lợi tức dạng phẳng, nó xảy ra khi lợi tức của các kỳ hạn khác nhau tương đối bằng nhau. Đây thường là giai đoạn chuyển mình trong nền kinh tế từ đỉnh cao tăng trưởng bước vào suy thoái.

1585624806980.png

Thị trường trái phiếu (P1)
 
Bên trên