Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Trái ngược với Ả rập, nền công nghiệp dầu ở Mỹ là một sự chồng chéo lợi ích của các công ty khác nhau. Điều đó khiến Trump rất khó ban hành các chính sách cứu lấy dầu đá phiến mà không vấp sự chống đối của doanh nghiệp dầu truyền thống.
- Ả-rập Xê-út chỉ có một công ty dầu khí và là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô khổng lồ mang tên Saudi Aramco. Điều này khiến đơn giản hóa mọi vấn đề trong các chính sách mỗi khi nhà nước đàm phán về hạn ngạch đầu ra với các nước cạnh tranh. Còn ở Mỹ, hiện đang có hơn 6000 giàn khoan dầu, chúng có thể là những giàn khoan nhỏ lẻ tại vị trên các mảng đá phiến trải dài từ Texas đến Bắc Dakota cho đến những tập đoàn khổng lồ như Exxon Mobile. Điều đó dường như khiến cho việc thống nhất một quan điểm chung trên thị trường dầu khí Hoa Kỳ là điều gần như không thể. Chưa hết, tổng thống Donald Trump hình như đang có dự định tìm cách cắt giảm sản lượng khai thác dầu một cách đáng kể cùng với Ả-rập và Nga chống chọi với sự lao dốc của giá dầu.
- Trong một dòng tweet vui vẻ của Tổng Thống hôm thứ năm rằng Ả-rập Xê-út và Nga sẵn sàng cắt giảm sản lượng đáng kể, đã gây ra nhiều lo ngại rằng trong những quý tới, Mỹ và các quốc gia OPEC buộc phải cùng hành động trong việc cắt giảm sản lượng nhằm đẩy giá xăng dầu vốn đang rớt giá trầm trọng. Và ông Trump có thể sẽ phải đối mặt với một ngành công nghiệp dầu khí bị chia rẽ sâu sắc khi ông gặp gỡ những nhà điều hành năng lượng vào hôm thứ sáu để họp bàn về tình thế nguy hiểm của thị trường dầu thô thế giới và mối nguy với những mỏ đá phiến của Mỹ.
- Cơ quan báo chí nhà nước Ả-rập đưa tin: Dầu tăng vọt tới 35% sau dòng tweet của tổng thống, sau đó giảm mức tăng đột ngột sau khi Ả-rập Xê-út và Nga không đưa ra xác nhận rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng. Ả-rập kêu gọi một cuộc họp khẩn của liên minh OPEC (bao gồm cả Nga) để đạt được một thỏa thuận công bằng nhằm khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường. Ông Trump sẽ phải thống nhất những công ty Mỹ vốn đang bất hòa và cả những bang chưa từng phải cắt giảm sản lượng trong gần nửa thế kỷ nay. Điều này bao gồm luôn cả 6000 dàn khoan đá phiến mà cho đến hiện nay vẫn đang chịu trách nhiệm cho sản lượng dầu tăng vọt của Hoa Kỳ. Các tập đoàn dầu khí đa quốc gia như Exxon Mobile thường chống đối với bất kỳ hình thức can thiệp nào từ chính phủ, từ thuế quan cho đến cắt giảm sản lượng bắt buộc. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn và đa dạng hóa kinh doanh tốt hơn, họ có khả năng phục hồi nhanh hơn các doanh nghiệp nhỏ lẻ nếu sự cắt giảm khai thác diễn ra. Exxon, công ty dầu khí lớn nhất tại Hoa Kỳ trả lời rằng: “Chúng tôi không muốn chính phủ hay các bang can dự vào thị trường năng lượng.” Họ cho rằng thị trường tự do sẽ tự có những giải pháp cho sự mất cân bằng của nó.
- Các nhà vận động hành lang đang đưa ra những cảnh báo với chính quyền rằng hệ thống hạn ngạch trong nước, việc phối hợp để giảm sản lượng này đang gửi một tín hiệu đến Ả-rập Xê-út và Nga rằng họ đang nắm phần thắng trong cuộc chiến giá cả. Họ phân tích rằng những biện pháp này có thể làm tổn thương những nhà cung ứng dầu khí hiệu quả và chi phí thấp, đang khai thác tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với giá giao dịch dầu khí đang ở đáy trong hai thập kỷ qua, việc giảm sản lượng có thể sẽ là cứu cánh cho ngành dầu khí.
- Những trở ngại về mặt pháp lý và công nghệ là những thứ Trump đang vướng phải. Đại diện Ủy Ban Công Nghiệp Mỹ đã cảnh báo Nhà Trắng rằng bất kỳ sự chế tài nào liên quan đến việc khai thác đều xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của người sử dụng đất, các công ty khai khoáng và người thuê mỏ. Trong khi Texas và Oklahoma có thể đặt mức giới hạn đầu ra - gọi tắt là Khống chế sản xuất - thì những tiểu bang khác lại không có quyền hạn này.
- Một lựa chọn khác lúc này có thể là hạn chế xuất khẩu, vốn đã bị cấm trong vòng 40 năm qua mãi cho đến 2015. Việc hạn chế này dường như là phương pháp hiệu quả nhất tại thời điểm này để mở rộng việc khai thác trở lại. Điều đó đồng nghĩa với việc cho phép các nhà sản xuất sử dụng kho “Dự Trữ Chiến Lược Dầu Mỏ Hoa Kỳ” làm kho lưu trữ. Mặc dù Quốc Hội đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu từ tháng 12 năm 2015. Tổng Thống vẫn có đủ quyền lực để áp đặt lại các giới hạn. Theo luật Liên Bang, Tổng thống hoàn toàn có thể ban bố tình trạng khẩn cấp cấp Quốc gia và áp đặt các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu trong hạn mức tối đa 1 năm, với khả năng bổ sung thêm một số điều khoản.
- Với các nhà sản xuất dầu đá phiến tại bang Texas, tiểu bang có trữ lượng dầu lớn nhất, việc cắt giảm sản lượng đang là mối quan tâm lớn với tình hinh địa chính trị tại đây. Họ đã cắt giảm ngân sách chi tiêu, nhân viên và cả những giàn khoan. Trong khi dầu tràn về kho lưu trữ quá nhiều mà các kho thì lại đang được lấp đầy nhanh chóng. Có thể sẽ dẫn đến việc họ buộc phải đóng cửa các giếng dầu.
- Dù dùng biện pháp gì thì cũng hướng tới việc duy trì định chế PetroDollar. PetroDollar sụp đổ thì không chỉ là vết đen trong nhiệm kỳ mà còn là dấu chấm hết của thế thống trị của Mỹ. Trump vẫn có thể dùng điều luật thời chiến để buộc các tập đoàn dầu mỏ phải tuân thủ cắt hạn ngạch nhưng trường hợp này hiếm xảy ra vì quyền lực chính trị của giới dầu mỏ là rất lớn. Đảng Cộng hòa có thể sẽ mất lợi thế chính trị đối với Đảng Dân chủ. Ràng buộc chính trị chính là ràng buộc lớn nhất của Trump. Ngành dầu khí Mỹ đang lâm vào song đề tù nhân và cách thoát khỏi song đề này là các bên phải cùng chịu thiệt thòi vì nếu không USD sẽ mất vị thế vua của giỏ tiền tệ quốc tế và tồi tệ hơn nữa là trục thế giới sẽ không còn ở Mỹ mà có thể dịch chuyển sang các nước khác ví dụ như Nga, trung Quốc.
- Ả-rập Xê-út chỉ có một công ty dầu khí và là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô khổng lồ mang tên Saudi Aramco. Điều này khiến đơn giản hóa mọi vấn đề trong các chính sách mỗi khi nhà nước đàm phán về hạn ngạch đầu ra với các nước cạnh tranh. Còn ở Mỹ, hiện đang có hơn 6000 giàn khoan dầu, chúng có thể là những giàn khoan nhỏ lẻ tại vị trên các mảng đá phiến trải dài từ Texas đến Bắc Dakota cho đến những tập đoàn khổng lồ như Exxon Mobile. Điều đó dường như khiến cho việc thống nhất một quan điểm chung trên thị trường dầu khí Hoa Kỳ là điều gần như không thể. Chưa hết, tổng thống Donald Trump hình như đang có dự định tìm cách cắt giảm sản lượng khai thác dầu một cách đáng kể cùng với Ả-rập và Nga chống chọi với sự lao dốc của giá dầu.
- Cơ quan báo chí nhà nước Ả-rập đưa tin: Dầu tăng vọt tới 35% sau dòng tweet của tổng thống, sau đó giảm mức tăng đột ngột sau khi Ả-rập Xê-út và Nga không đưa ra xác nhận rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng. Ả-rập kêu gọi một cuộc họp khẩn của liên minh OPEC (bao gồm cả Nga) để đạt được một thỏa thuận công bằng nhằm khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường. Ông Trump sẽ phải thống nhất những công ty Mỹ vốn đang bất hòa và cả những bang chưa từng phải cắt giảm sản lượng trong gần nửa thế kỷ nay. Điều này bao gồm luôn cả 6000 dàn khoan đá phiến mà cho đến hiện nay vẫn đang chịu trách nhiệm cho sản lượng dầu tăng vọt của Hoa Kỳ. Các tập đoàn dầu khí đa quốc gia như Exxon Mobile thường chống đối với bất kỳ hình thức can thiệp nào từ chính phủ, từ thuế quan cho đến cắt giảm sản lượng bắt buộc. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn và đa dạng hóa kinh doanh tốt hơn, họ có khả năng phục hồi nhanh hơn các doanh nghiệp nhỏ lẻ nếu sự cắt giảm khai thác diễn ra. Exxon, công ty dầu khí lớn nhất tại Hoa Kỳ trả lời rằng: “Chúng tôi không muốn chính phủ hay các bang can dự vào thị trường năng lượng.” Họ cho rằng thị trường tự do sẽ tự có những giải pháp cho sự mất cân bằng của nó.
- Những trở ngại về mặt pháp lý và công nghệ là những thứ Trump đang vướng phải. Đại diện Ủy Ban Công Nghiệp Mỹ đã cảnh báo Nhà Trắng rằng bất kỳ sự chế tài nào liên quan đến việc khai thác đều xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của người sử dụng đất, các công ty khai khoáng và người thuê mỏ. Trong khi Texas và Oklahoma có thể đặt mức giới hạn đầu ra - gọi tắt là Khống chế sản xuất - thì những tiểu bang khác lại không có quyền hạn này.
- Với các nhà sản xuất dầu đá phiến tại bang Texas, tiểu bang có trữ lượng dầu lớn nhất, việc cắt giảm sản lượng đang là mối quan tâm lớn với tình hinh địa chính trị tại đây. Họ đã cắt giảm ngân sách chi tiêu, nhân viên và cả những giàn khoan. Trong khi dầu tràn về kho lưu trữ quá nhiều mà các kho thì lại đang được lấp đầy nhanh chóng. Có thể sẽ dẫn đến việc họ buộc phải đóng cửa các giếng dầu.
Đính kèm
- 96.8 KB Xem: 219