Tỷ lệ lãi suất tiêu cực

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 413
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Vào thời điểm Ben Bernanke đang làm chủ tịch FED, nước Mỹ đang trên đà phát triển và công ăn việc làm ổn định. Ông luôn suy nghĩ rằng FED sẽ làm gì nếu đà giảm tăng trưởng xảy ra và người Mỹ không thể sử dụng lại các biện pháp tài chính cổ điển. Các nước trên thế giới đều đnag sử dụng chung các biện pháp tài chính và các biện pháp này có dấu hiệu cham đỉnh. Nước Mỹ cần phải có phương án dự phòng để không phải sa lầy vào song đề tù nhân khi cả thế giới dùng chung bộ công cụ tài chính lúc suy thoái. FED lúc này đã phát triển một công cụ tài khóa mới có tên "Lãi suất tiêu cực".

1583740109987.png

Hãy đến với sự nới lỏng:
- Khi suy thoái xuất hiện thì ngay lập tức bất kì ai cũng sẽ nói FED sẽ giảm lãi suất để nới sợi dây nợ giúp kinh tế dễ thở. Lãi suất thấp nhất có thể hạ được là 0%. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC – bộ phận hoạch định chính sách tiền tệ của FED) đã cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống 6,8% trong thời kỳ suy thoái 1990 – 1991, sau đó là 5,5% năm 2001 và 5,1% trong giai đoạn đầu đại khủng hoảng 2007 – 2008. Đỉnh điểm là rơi vào mức 0.25%-0.5%.
- Với mức lãi suất bằng 0%, FOMC sẽ thực hiện việc được gọi là định hướng chính sách (các ngân hàng trung ương gọi là "chính sách mở miệng"), có nghĩa FED sẽ công khai các chính sách tương lai. Năm 1999, Nhật Bản đã hạ lãi suất về 0% cho đến khi giảm phát không còn. FED đã cam kết liên tục duy trì mức lãi suất thấp trong thời gian suy thoái cho đến khi tỉ lệ thất nghiệp giảm thấp hơn 6,5% và lạm phát không quá 2,5%. FED thừa hiểu phải khôi phục niềm tin nhà đầu tư thì mới mong có ánh sáng hồi phục, điều đó chỉ hiện thực hóa khi và chỉ khi FED thuyết phục những thành phần tham gia thị trường rằng tỷ lệ lãi suất ngắn hạn sẽ duy trì ở mức thấp trong một khoảng thời gian (họ có thê “làm giảm đi tầm quan trọng” của lãi suất dài hạn) – yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Nếu biện pháp trên chưa tạo tác dụng, FED sẽ dùng phương pháp "Nới lỏng định lượng" (QE - bằng cách mua tài sản, nhất là tài sản có giá trị dài hạn, nhằm tăng cường hạn mức dự trữ của ngân hàng). Mục đích của chính sách này cũng là làm giảm lãi suất dài hạn. Nó sẽ có tác động trên hai hình thức: Một là, sự mua hàng của FED thúc đẩy tăng giá cả và tương ứng với việc giảm lợi tức của hàng hóa mà FED mua. Khi đó các nhà đầu tư đã bán tài sản của họ sẽ chuyển sang nắm giữ cổ phần hoặc cổ phiếu. Hai là, sự mua hàng của FED có thể đưa ra dấu hiệu về ý định của cơ quan này trong việc giữ lãi suất thấp trong một khoảng thời gian dài.
- Dù thực tế cho thấy nới lỏng định lượng giúp phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, FOMC có thể lưỡng lự khi sử dụng nó do rất khó để xác định mức độ hiệu quả của gói “nới lỏng định lượng” và cũng có khả năng một kỳ “nới lỏng định lượng” mới không hiệu quả có thể gây ra tình trạng thừa thanh khoản. Vì vậy nên phát triển một công cụ mới để tăng thêm quyền chọn, "lãi suất tiêu cực" có thể là giải pháp đột phá.


1583740137752.png

Lãi suất tiêu cực - Thực tiễn:
- Một số ngân hàng trung ương bao gồm Ngân hàng Trung ương của Nhật Bản và châu Âu đã áp dụng tỷ lệ “lãi suất tiêu cực”, nghĩa là thay vì nhận được lãi suất cho số tiền dự trữ gửi ngân hàng thì người gửi có thể phải chịu một khoản phí khi số tiền dự trữ trong ngân hàng vượt quá ngưỡng nhất định. Điều này giúp tăng lượng dự trữ và các thương nhân vay vốn sẽ trả lãi nhẹ hơn ( nếu không bảo là được cung thêm tiền để sản xuất kích thích kinh tế). Ngân hàng sẽ chuyển sang các tài sản ngắn hạn khác – loại tài sản sẽ giảm lợi tức đến mức tiêu cực, thậm chí ở mức âm. Cuối cùng, nỗ lực của ngân hàng và các nhà đầu tư nhằm tránh “lãi suất tiêu cực” với các hàng hóa ngắn hạn có thể dẫn tới giảm lãi suất đối với tài sản ngắn hạn như lãi suất thế chấp và lợi nhuận cổ phiếu.
- Đây là một loại lãi suất phi học thuyết vì các nhà kinh tế học chỉ đề ra lãi suất thực tế (lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát) – thường là âm vì tỷ lệ lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát.
- Nếu nhìn Nhật Bản hồi phục thần kì với lãi suất thần kì thì tại sao FED lại không áp dụng? vì vấn đề pháp lý: FED có thẩm quyền để áp đặt tỷ lệ “lãi suất tiêu cực” lên các ngân hàng dự trữ không? Các nhà quan sát không đánh giá sự hạn chế về mặt pháp lý mà FED phải đối mặt – thật sự FED thường chịu sự hạn chế pháp lý chặt chẽ hơn rất nhiều so với của các ngân hàng trung ương khác.
- Luật quy định FED có thể thanh toán lãi suất ngân hàng đối với khoản dự trữ của họ nhưng không quy định rõ thẩm quyền đó có mở rộng sang thanh toán lãi suất âm . Nếu không thì một sự lựa chọn mà FED có thể xem xét là sử dụng thẩm quyền của mình để thu phí từ các ngân hàng cho việc chấp nhận các khoản dự trữ của họ – thực tế FED đã thu phí khi cung cấp các dịch vụ khác. Phí đối với khoản dự trữ tương ứng với tỷ lệ lãi suất âm.
- Một vấn đề khác đau đầu có thể xảy ra với chiến lược này là theo Luật Dự trữ Liên bang, loại phí mà FED thu phải phản ánh giá trị thực tế của việc cung cấp các dịch vụ này. Một thẩm quyền riêng biệt khác cho phép FED thu phí từ các ngân hàng là chi phí để FED thực hiện chức năng giám sát và điều chỉnh; do đó, phí đối với khoản dự trữ cũng có thể gộp vào phần này. Nói tóm lại, rào cản pháp lý ngăn cản FED trong việc thực hiện một giải pháp truyền thống.

Ở bài viết tiếp theo, tôi sẽ phân tích mặt hạn chế của lãi suất tiêu cực và tác động của nó đến các thể chế tài chính cũng như hệ thống tài chính thế giới.


Tỷ lệ lãi suất tiêu cực (P.Cuối)
 
Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Last edited:
    Bên trên