1. Kháng cự và hỗ trợ

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 1,538
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Hỗ trợ - kháng cự là một trong những khái niệm phổ biến bậc nhất trong trading.
- Kỳ lạ thay, mỗi người đều có một quan điểm riêng về cách vẽ hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ của mình.

1604053123479.png

- Khi giá tăng và sau đó giảm trở lại, vùng giá cao nhất đạt được trước khi giảm được gọi là vùng kháng cự (Resistance Zone).
- Mức kháng cự cho biết vùng giá có lực bán xuống vì các trader chốt lời tại đây.
- Khi giá tiếp tục tăng trở lại, vùng giá thấp nhất đạt được trước khi giá tăng là vùng hỗ trợ (Support Zone).
- Mức hỗ trợ cho biết vùng giá có lực mua lên vì các trader đặt lệnh mua tại đây.
- Bằng cách này, kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi giá di chuyển lên xuống theo thời gian.
- Điều ngược lại tương tự với xu hướng giảm.
- Có 2 cách giao dịch cơ bản theo kháng cự - hỗ trợ:
Giao dịch "Bounce":
• Mua khi giá giảm về phía hỗ trợ.
• Bán khi giá tăng về phía kháng cự.
Giao dịch "Break"
• Mua khi giá vượt qua vùng kháng cự.
• Bán khi giá phá vỡ qua vùng hỗ trợ.

Xác định kháng cự và hỗ trợ:
- Một điều cần nhớ là mức hỗ trợ - kháng cự không phải là những con số chính xác.

1604053205889.png

- Lưu ý: cách các bóng nến kiểm tra mức hỗ trợ 1.4700.
- Vào những thời điểm đó, có vẻ như thị trường đang “phá vỡ” vùng hỗ trợ.
- Tuy nhiên, đây chỉ là hành vi kiểm tra lại mức hỗ trợ cũ.

Vậy khi nào kháng cự - hỗ trợ thực sự bị phá vỡ?
- Một số người cho rằng mức hỗ trợ - kháng cự bị phá vỡ khi giá đóng cửa vượt qua mức này. Tuy nhiên, thực tế không phải luôn luôn như vậy.
- Trường hợp này, giá đóng cửa dưới 1.4700 nhưng tăng trở lại.

1604053357312.png

- Nếu bạn tin khi giá đóng dưới 1.4700 sẽ tạo một xu hướng giảm thì bạn đã quá vội vàng. Vùng hỗ trợ này đã không bị phá vỡ mà vẫn nguyên vẹn và trở nên mạnh mẽ hơn.
- Để tránh các tín hiệu giả, tốt nhất bạn hãy nghĩ kháng cự - hỗ trợ là một vùng giá thay vì là một con số cụ thể.
- Một phương pháp giúp trader nhận biết các vùng này dễ dàng là vẽ kháng cự - hỗ trợ trên biểu đồ đường thay vì biểu đồ nến.
- Lý do là vì biểu đồ đường chỉ hiển thị cho bạn giá đóng cửa thay vì quá nhiều thông tin như các mức giá cao – thấp của biểu đồ nến. Tuy nhiên, nếu bạn đã quen xác định với biểu đồ nến thì cũng không sao cả.
- Các mức cao - thấp này có thể gây hiểu nhầm vì đôi khi chúng chỉ là phản ứng “giật gân” nhất thời của thị trường.
- Hãy vẽ kháng cự - hỗ trợ xung quanh các khu vực hình thành đỉnh – đáy.

1604053385370.png

Những điều thú vị về kháng cự - hỗ trợ:

1604053442427.png

- Khi giá phá qua một vùng kháng cự, vùng giá đó có thể trở thành một hỗ trợ mới. Và ngược lại.
- Giá thường xuyên chạm đến vùng hỗ trợ - kháng cự mà không thể phá vỡ, thì có nghĩa đó là một vùng vững chắc.
- Sau khi giá phá qua cản, sức đi của giá sẽ tỉ lệ thuận với độ cứng của cản trước đó.
 

Bài học tiếp theo:

2. Đường xu hướng

Công cụ vẽ biểu đồ cơ bản nhưng quyền lực nhất trong bộ công cụ.

Tiểu học

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên